Bài 2: Thế giới rộng lớn và đa dạng - trang 9 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN
Câu hỏi trang 9 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Thế giới rộng lớn và đa dạng về tự nhiên, dân cư, văn hóa, tôn giáo,... hãy nêu hiểu biết của em về một trong những sự đa dạng trên.
Hướng dẫn giải:
* Sự rộng lớn và đa dạng về tự nhiên, dân cư, văn hóa, tôn giáo,.. được thể hiện:
- Thiên nhiên: có nhiều châu lục (châu Nam Cực, châu Á, châu Âu, châu Phi,... ) có nhiều loại địa hình (đồng bằng, hoang mạc, bình nguyên, sơn nguyên,... ) có nhiều loại khoáng sản (than, chì, sắt, magan, thiếc,... )
- Dân cư: có nhiều chủng tộc (negroit, mongoloit,... ) phân bố khắp nơi trên thế giới từ những nơicó khí hậu thuận lợi như đồng bằng đến những nơi khắc nghiệt như hoang mạc.
- Tôn giáo đa dạng như: phật giáo, thiên chúa giáo, nho giáo, ấn độ giáo, kito giáo, hồi giáo,...
- Văn hóa có nhiều kiểu chữ viết và các phong tục tập quán khác nhau trên thế giới,...
B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Khám phá các lục địa và các châu lục
Câu hỏi trang 9 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Quan sát lược đồ và đọc thông tin, hãy:
- Nêu tên các lục địa, châu lục trên Trái Đất.
- Cho biết sự khác nhau giữa châu lục và lục địa.
Hướng dẫn giải:
* Các lục địa, châu lục trên Trái Đất:
- Trên trái đất gồm 6 lục địa: lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Nam Cực.
- 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.
* Sự khác nhau giữa châu lục và lục địa:
- Lục địa là: khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
2. Nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc
Câu hỏi trang 10 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin, quan sát hình ảnh, hãy:
- Kể tên ba chủng tộc trên thế giới. Căn cứ vào đâu để chia dân cư trên thế giới thành ba chủng tộc chính.
- Cho biết những chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu.
Hướng dẫn giải:
* 3 Chủng tộc trên thế giới là: Môn-gô-lô-it (người da vàng); Nê-grô-it (người da đen); Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng).
- Để chia dân cư trên thế giới bằng ba chủng tộc các nhà khoa học đã căn cứ vào hình thái bên ngoài cơ thể (màu da, tóc, mũi, mắt…). Cụ thể như sau:
+ Chủng tộc Môn-gô-lô-it (người da vàng): sinh sống chủ yếu ở châu Á.
+ Chủng tộc Nê-grô-it (người da đen):sinh sống chủ yếu ở châu Phi.
+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng): sinh sống chủ yếu ở châu Âu.
3. Khám phá sự đa dạng về văn hóa trên thế giới thời phong kiến
Câu hỏi trang 11 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy:
- Cho biết sự đa dạng về văn hóa thời phong kiến.
- Nêu những hiểu biết về tác phẩm của hai nhân vật trong hình 5,7 mà em biết
Hướng dẫn giải:
* Văn hóa thời phong kiến ở phương Đông và phương Tây phát triển rất đa dạng với những bản sắc riêng:
- Văn hóa phương Đông:
+ Chịu sự chi phối của các hệ tư tưởng và tôn giáo.
+ Trung Quốc: Nho giáo (Khổng Tử), Phật giáo (thời Đường, thời Tống).
+ Ấn Độ: là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại, ảnh hưởng nhất định đến các nước xung quanh.
- Văn hóa phương Tây:
+ Chịu sự chi phối sâu sắc của nhà thờ và giáo lí đạo Ki-tô.
+ Từ thế kỷ XI, sự xuất hiện của các thành thị trung đại đã tạo điều kiện cho văn hóa châu Âu phát triển mạnh ở giai đoạn sau.
+ Văn hóa Phục Hưng (thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII) là đỉnh cao của văn hóa châu Âu thời kì hậu trung đại.
+ Những tòa lâu đài và thành quách được xây dựng ở các quốc gia Tây Âu thời phong kiến cũng góp phần làm đa dạng nền văn hóa thế giới.
* Tác phẩm của hai nhân vật trong hình 5,7:
- Hình 5 là chân dung nhà thơ Lý Bạch (Trung Quốc), các tác phẩm nổi tiếng: An vũ châu, Đảo thiên y, Bạch lộ tư, Đối tửu kỳ, Bi ca hành, Độc bất kiến,...
- Hình 7 là chân dung danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi (Ý), các tác phẩm nổi tiếng: Người Vitruvius, Bữa ăn tối cuối cùng, Mona Lisa, Thánh mẫu Benois,...
4. Nhận biết các nhóm nước trên thế giới hiện nay
Câu hỏi trang 12 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Đọc thông tin và phân tích bảng số liệu sau, hãy cho biết:
- Những chỉ tiêu để phân chia các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới.
- Tình hình tăng GDP/người ở một số quốc gia từ năm 1960 đến năm 2013.
Hướng dẫn giải:
- Những chỉ tiêu để phân chia các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới đó là chỉ số: GDP/người, chỉ số HDI, tỉ lệ tử vong trẻ em…
- Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2013, các quốc gia như Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản và Thái Lan đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về GDP/người.
C. Hoạt động luyện tậpĐọc thông tin trong bảng số liệu dưới đây, hãy xếp các quốc gia trong bảng vào nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Quốc gia | GDP/người | Chỉ số HDI | Tỉ lệ tử vong trẻ em |
---|---|---|---|
Ni-giê | 415 | 0,337 | 54 |
Hoa Kì | 53042 | 0,914 | 5,4 |
Nhật Bản | 38633 | 0,890 | 1,9 |
Thái Lan | 6226 | 0,722 | 11,0 |
Việt Nam | 1907 | 0,638 | 15,0 |
Ô-xtrây-li-a | 67627 | 0,933 | 3,3 |
Hướng dẫn giải:
Quốc gia phát triển | Quốc gia đang phát triển |
---|---|
Hoa Kì | Thái Lan |
Nhật Bản | Việt Nam |
Ô-xtrây-li-a | Ni-giê |
Câu hỏi trang 13 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Tại sao nói: “Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng”?
Hướng dẫn giải:
* Nói “Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng” là vì:
- Trên thế giới có tới 6 châu lục và 4 đại dương, địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, đảo và quần đảo.
- Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống..
D-E. Hoạt động vận dụng-Tìm tòi mở rộngCâu hỏi trang 13 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Em hãy sưu tầm tư liệu, hình ảnh hoặc video clip về một nền văn minh ở phương Đông hoặc phương Tây thời phong kiến (hoặc sưu tầm liên hệ với Việt Nam cùng thời kì)
Hướng dẫn giải:
Một số hình ảnh thời phong kiến Việt Nam.
Bài trước: Bài 1: Các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI - trang 3 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN Bài tiếp: Bài 3: Môi trường đới nóng - trang 13 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN