Bài 5: Môi trường đới lạnh - trang 21 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN
Câu hỏi trang 21 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Dựa vào những hình ảnh dưới đây, hãy cho biết hình ảnh nào phù hợp với môi trường đới lạnh. Những thông tin nào giúp em biết được điều đó?
Hướng dẫn giải:
Trong các hình trên, hình ảnh phù hợp với môi trường đới lạnh là hình 2,5,6 vì: Những hình này chụp các loài động vật (chim cánh cụt, gấu trắng, tuần lộc) sống ở những nơi lạnh giá, có băng tuyết.
B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Xác định giới hạn đới lạnh
Câu hỏi trang 21 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin, quan sát hình 7 và 8, hãy xác định giới hạn của môi trường đới lạnh.
Hướng dẫn giải:
* Giới hạn của môi trường đới lạnh:
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
- Ranh giới để xác định giới hạn của đới lạnh ở vùng Bắc cực là đường đẳng nhiệt 10°C vào tháng 7 và đới lạnh ở vùng Nam cực là đường đẳng nhiệt 10°C vào tháng 1.
2. Tìm hiểu đặc điểm khí hậu
Câu hỏi trang 22 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Quan sát hình 9, đọc thông tin, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của khí hậu đới lạnh.
Hướng dẫn giải:
* Những đặc điểm cơ bản của khí hậu đới lạnh:
- Khí hậu: Khắc nghiệt, lạnh lẽo. (Nhưng khi tới mùa hạ thì sinh động hẳn lên. Nhưng nhiệt độ ko vượt 10 độ C)
- Nhiệt độ: Luôn dưới -10 độ C, có khi -50 độ C
- Lượng mưa: Rất thấp, chỉ dưới 500 mm
- Thực vật: Vùng đài nguyên nằm ven biển gần Bắc cực. Thực vật đặc trưng là rêu, địa y...
- Động vật: Nhờ có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước giúp chúng thích nghi được với môi trường ở đới lạnh. Có loài thì di cư tránh rét, có loài ngủ suốt mùa đông hoặc ngủ theo bầy đàn.
3. Tìm hiểu một số đặc điểm khác của môi trường đới lạnh (trang 23 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN).
a) Băng tuyết:
Quan sát hình 7,8 và đọc thông tin, hãy:
- Xác định các khu vực đóng băng vào mùa đông ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
- Cho biết biến đổi khí hậu đã có tác động như thế nào đối với môi trường đới lạnh.
Hướng dẫn giải:
- Khu vực đóng băng vào mùa đông ở vùng Bắc Cực và Nam Cực:
+ Ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến 10m. Vào mùa hạ, biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi.
+ Ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ.
- Tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường đới lạnh:
Hiện nay, do biến đổi khí hậu, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại.
b) Sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
Quan sát các hình từ 10 đến 14 và đọc thông tin dưới đây, hãy:
- Kể tên các loài thực vật và động vật chính ở môi trường đới lạnh.
- Giải thích vì sao các loài động vật lại thích nghi được với môi trường đới lạnh.
- Cho biết vì sao cuộc sống của sinh vật đới lạnh lại sinh động hẳn lên vào mùa hạ.
Hướng dẫn giải:
- Các loài thực vật và động vật chính ở môi trường đới lạnh:
+ Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y...
+ Các loài động vật đặc trưng nhất của môi trường đới lạnh là chim cánh cụt, tuần lộc, hải cẩu, gấu trắng,...
- Các loài động vật thích nghi được với môi trường đới lạnh vì:
+ Chúng sở hữu lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi... ), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc... ) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt... ).
+ Thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau.
+ Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông.
- Cuộc sống của sinh vật đới lạnh lại sinh động hẳn lên vào mùa hạ vì: Vào mùa hạ cây cỏ, rêu, địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...
C. Hoạt động luyện tậpCâu 1. trang 24 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Tìm từ chìa khóa ở hàng dọc (màu vàng) bằng cách trả lời các câu hỏi và điền từ vào ô trống theo hàng ngang:
a) Hàng ngang thứ nhất gồm 7 chữ cái. Đây là tên của một trong những loài động vật sống ở Bắc Cực. Chúng thường ăn cây cỏ, địa y, sống thành đàn và có bộ lông rất dày để chống lại sự lạnh giá của khí hậu.
b) Hàng ngang thứ hai gồm 5 chữ cái. Thực vật đới lạnh phát triển mạnh nhất vào thời gian nào trong năm?
c) Hàng ngang thứ ba gồm 7 chữ cái. Khối băng lớn được tách ra từ rìa của khiên băng trôi trên biển cả năm vẫn chưa tan hết gọi là gì?
d) Hàng ngang thứ tư gồm 7 chữ cái. Nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực là môi trường nào?
đ) Hàng ngang thứ năm gồm 9 chữ cái. Ở vùng đài nguyên phương Bắc, thực vật chỉ phát triển được ở khu vực nào vào mùa hạ?
e) Hàng nhanh thứ sáu gồm 12 chữ cái. Đây là một trong những hậu quả lớn nhất của việc băng ở hai cực tan nhanh.
g) Hàng ngang thứ bảy gồm 11 chữ cái. Tên của một loài động vật chỉ sống ở Nam Cực có bộ lông không thấm nước.
Hàng dọc: Gồm 7 chữ cái. Đây là đặc điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh.
Hướng dẫn giải:
Hàng ngang:
a) Tuần lộc
b) Mùa hạ
c) Núi băng
d) Đới lạnh
đ) Thung lũng
e) Nước biển dâng
g) Chim cánh cụt
Hàng dọc: Lạnh giá.
Câu 2. trang 25: Hãy nối mỗi ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng với cách thích nghi của động, thực vật ở môi trường đới lạnh.
Hướng dẫn giải:
Câu hỏi trang 25 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Với sự giúp đỡ của người thân, hãy sưu tầm các thông tin nói về sự thích nghi của con người ở môi trường đới lạnh.
Hướng dẫn giải:
* Sự thích nghi của con người ở môi trường đới lạnh đó là:
+ Xây nhà băng
+ Dùng đèn mỡ hải cẩu để sưởi ấm.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộngCâu hỏi trang 26 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Tìm hiểu để biết thêm một số loài động vật đới lạnh có nguy cơ tuyệt chủng.
Hướng dẫn giải:
Một số loài động vật đới lạnh có nguy cơ tuyệt chủng như: hải cẩu, gấu trắng Bắc Cực, cá voi…
Bài trước: Bài 4: Môi trường đới ôn hòa - trang 17 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN Bài tiếp: Bài 6: Môi trường hoang mạc, vùng núi, biển và đại dương - trang 27 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN