Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Bài 12: Châu Âu thời kì hậu trung đại - trang 69 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

Bài 12: Châu Âu thời kì hậu trung đại - trang 69 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

A. Hoạt động khởi động

Câu hỏi trang 69 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Hãy quan sát và cho biết những hình ảnh dưới đây đề cập đến nội dung nào của lịch sử nhân loại. Em biết gì về nội dung lịch sử đó? (Hình trang 69 sách VNEN khoa học xã hội 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

- Hình ảnh 1: đề cập đến những cuộc phát kiến địa lí của các nhà hàng hải nổi tiếng ở châu Âu.

- Hình ảnh 2: đề cập đến cảnh sinh hoạt của người dân Pháp thời kì trung đại.

- Hình ảnh 3: đề cập đến cảnh nhà cửa của thành phố Phlo-ren (Ý) thời kì trung đại.

- Nội dung lịch sử: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô – ma, người Giéc – man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như: vương quốc của người Ăng – glô Xắc - xông, vương quốc Tây Gốt, vương quốc Đông Gốt… Những vương quốc mới đều có các phong tục, truyền thống, văn hóa, ... khác nhau.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Câu hỏi trang 69 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh hãy nêu các biện pháp mà các quý tộc và thương nhân ở châu Âu đã dùng để tạo ra nguồn vốn và nhân công.

Hướng dẫn giải:

Những biện pháp mà các quý tộc và thương nhân ở châu Âu đã dùng để tạo ra nguồn vốn và nhân công đó là:

- Cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu.

- Bắt người dân da đen ở châu Phi bán cho các chủ đồn điền hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ làm nhân công.

- Ở trong nước, quý tộc phong kiến và tư sản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuối nông nô ra khỏi lãnh địa.

2. Khám phá phong trào Văn hoá Phục hưng

Câu hỏi trang 70 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin và quan sát hình ảnh hãy:

- Giải thích vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến

- Trình bày nội dung chống phong kiến của giai cấp tư sản thông qua phong trào Văn hoá Phùng hưng

Hướng dẫn giải:

- Giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến vào trong thời kì trung đại ở Châu Âu là vì:

+ Giai cấp tư sản mới hình thành, có thế lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.

+ Giai cấp tư sản đại diện cho nền sản xuất tiến bộ, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

=> Để giải quyết mâu thuẫn về kinh tế với địa vị xã hội của chính giai cấp mình, họ đã đứng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến để dành địa vị xã hội cho tương xứng.

- Nội dung chống phong kiến của giai cấp tư sản thông qua phong trào Văn hóa Phùng hưng là:

+ Lên án giáo hội Ki - tô, phá trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên.

+ Xây dựng thế giới quan duy vật.

3. Tìm hiểu về phong trào Cải cách tôn giáo:

Câu hỏi trang 71 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin và quan sát hình ảnh hãy:

- Cho biết vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo. Nêu nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu-thơ và Can-vanh

- Nêu những tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đến xã hội châu Âu đương thời

Hướng dẫn giải:

* Có sự xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo là vì:

- Trong suốt hơn 1000 năm, giai cấp phong kiến Châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki – tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Chính vì vậy, giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội là một bước tiến cản trở bước tiến của họ => Họ đòi thay đổi và cải cách tổ chức giáo hội đó.

* Nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu-thơ và Can-vanh:

- Cải cách tôn giáo của M. Lu Thơ (Đức): Lên án những hành vi tham lam và đồi bại của giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục nghi lễ phiền toái.

- Cải cách tôn giáo của Can - vanh (Thụy Sĩ): Chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu- thơ, hình thành một giáo phái mới gọi là đạo Tin lành.

=> Nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu – thơ và Can – vanh chính là đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki – tô nguyên thủy. Đồng thời cả 2 ông cũng lên án phê phán những hành vi tham lam của giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của giáo hội.

* Những tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đến xã hội châu Âu đương thời đó là:

- Phong trào cải cách tôn giáo lúc đầu được khởi xướng ở Đức (do một tu sĩ người Đức là M. Lu- thơ khởi xướng) sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Âu.

- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc “chiến tranh nông dân Đức". Đây có thể được coi là cuộc chiến tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến ở Châu Âu.

- Đạo Ki – tô đã bị phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki – tô giáo cũ, tân giáo là tôn giáo cải cách.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. trang 72 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Hãy lập bảng theo mẫu sau và điền vào những nội dung phù hợp

Hướng dẫn giải:

Các nhà Văn hoá Phục Hưng Lĩnh vực Tác phẩm tiêu biểu
Ph. Ra-bơ-le Văn học, y học Gác-găng-chuya
Lê-ô-na đơ Vanh xi Họa sĩ, kĩ sư Buổi họp kín, đức mẹ lít-ta,...
N. Cô-péc-ních Thiên văn học Chuyển động quay của những thiên thể,...
M. Xéc-van-téc Nhà văn Đôn Ki-hô- tê
U. Sếch-xpia Nhà soạn kịch Những loại vở bi kịch và hài kịch
R. Đề-các-tơ Toán học, triết học Phương pháp luận, mặc tưởng về siêu hình học,...

Câu 2. trang 72: Em hiểu Văn hóa Phục Hưng là gì?

Hướng dẫn giải:

Theo em, phong trào văn hóa Phục Hưng là khôi phục những tinh hoa văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới.

=> Từ đó phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến, mở đường cho sự phát triển của văn hóa Châu Âu và nhân loại.

D-E. Hoạt động vận dụng-Tìm tòi mở rộng

Câu 1. trang 73 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Kể tên một số nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam (hay ở địa phương em) mà em biết.

Hướng dẫn giải:

Một số nhà thờ nổi tiếng ở địa phương (Nam Định) mà em biết đó là: nhà thờ Kiên Lao (ở xã Xuân Tiến), nhà thờ Bùi Chu (ở xã Xuân Ngọc), Nhà thờ Phú Nhai (ở xã Xuân Phương),...

Câu 2. trang 73: Nếu sống ở các thế kỉ XIV-XVII, em có hưởng ứng phong trào văn hoá Phùng hưng không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Nếu sống ở các thế kỉ XIV-XVII, em hoàn toàn hưởng ứng phong trào văn hoá Phùng Hưng bởi phong trào văn hoá Phùng Hưng đã phê phán xã hội phong kiến, có ý nghĩa khôi phục những tinh hoa văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô ma, đồng thời phát triển nó ở tầng cao nhất.