Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Bài 17: Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI - Thế kỉ XV) - trang 99 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

Bài 17: Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI - Thế kỉ XV) - trang 99 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

A. Hoạt động khởi động

Câu hỏi trang 99 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Đọc đoạn thông tin, quan sát hình ảnh hãy:

- Cho biết những thông tin dưới đây gợi cho em liên hệ đến triều đại phong kiến nào trong lịch sử dân tộc

- Nêu những hiểu biết của em về tình hình kinh tế văn hóa của các triều đại phong kiến Lý Trần Hồ

Hướng dẫn giải:

- Những thông tin trên gợi cho em liên hệ đến triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc là triều nhà Lý

* Những hiểu biết của em về tình hình kinh tế văn hóa của các triều đại phong kiến Lý Trần Hồ:

- Nhà Lý: kinh tế rất phát triển, văn hóa đặc sắc

- NhàTrần: kinh tế rất phát triển như thủ công nghiệp, văn hóa vẫn giữ những tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân...

- Nhà Hồ: kinh tế phát triển, tiền giấy xuất hiện, định lại mức thuế, văn hóa dịch chữ Hán sang chữ Nôm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu đời sống kinh tế thời Lý

Câu hỏi trang 100 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh hãy:

a) - Trình bày tình hình nông nghiệp dưới thời Lý. Việc cày ruộng điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào?

b) - Nêu bước phát triển mới của thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý

c) - Cho biết viêc thuyền buôn nhiều nước đến buôn bán với Đại Việt đã phản ảnh hình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a)

* Tình hình nông nghiệp dưới thời Lý:

- Nhà Lý lấy nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu, cụ thể:

+ Ruộng đất gồm ruộng công làng xã; ruộng phong cấp cho con cháu, và người có công; ruộng khai hoang.

+ Thủy lợi: đắp đê, đào kênh, khơi ngòi,...

+ Cấm mổ trộm trâu bò để bảo vệ sức kéo.

+ Nhà vua làm lễ Tịch Điền, lễ tế thần Nông, xong tự cầm cầy

=> Nông nghiệp thời Lý phát triển vượt bậc, mùa màng bội thu.

* Ý nghĩa việc cày ruộng điền của nhà vua:

- Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất,

- Thúc đẩy nông nghiệp phát triển,

- Thể hiện quan hệ gần gũi giữa Vua và dân

b) Những bước phát triển mới của thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Lý:

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như trồng dâu, nuôi tầm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng ……

- Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa.

- Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên…

* Thương nghiệp:

- Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị.

- Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt -Trung, bến Vân Đồn (Quảng Ninh)

=> Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý phát triển mạnh do điều kiện độc lập, hòa bình và ý thức dân tộc.

Việc thuyền buôn nhiều nước đến buôn bán với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó khá phát triển cả trong và ngoài nước, công trình kiến trúc đa dạng, phong phú,...

2. Khám phá sinh hoạt xã hội và văn hóa thời Lý

Câu hỏi trang 101 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin, quan sát hình ảnh hãy:

- Nêu các tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý

- Cho biết giáo dục văn hóa thời Lý phát triển như thế nào? Theo em việc nhà Lý xây dựng văn miếu có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải:

- Các tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý:

+ Vua quan: Bộ phận chính trong giai cấp thông trị, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi

+ Địa chủ: Quan lại, hoàng tử, công chúa, một số thường dân: được cấp ruộng và có nhiều ruộng trở thành địa chủ có thế lực ở địa phương.

+ Nông dân: chiếm đa số. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nhưng bị bóc lột nặng nề

+ Những người làm nghề thủ công, buôn bán: Họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với vua.

* Sự phát triển của giáo dục, văn hóa thời Lý:

- Giáo dục:

+ Năm 1070 lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử, dạy con vua học.

+ Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại

+ Năm 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học - đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

+ Học Nho học, và chữ Hán, bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt.

=> Thời Lý giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu.

- Phật giáo phát triển: do các nhà sư có học được triều đình và nhân dân tôn trọng.

- Văn hóa:

- Nhân dân ưa ca hát nhảy múa, hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đấu vật, đua thuyền

- Kiến trúc và điêu khắc phát triển:

+ Chùa Một Cột (Diên Hựu), tháp Báo Thiên.

+ Tượng rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.

+ Nền nghệ thuật phong phú độc đáo, và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc: Văn hoá Thăng Long.

* Theo em, việc nhà Lý xây dựng văn miếu có ý nghĩa:

- Chọn ra những người tài giúp ích cho đất nước.

- Tôn vinh những người tài giỏi (bia tiến sĩ)

- Khuyến khích nhân dân đi học

- Khẳng định vị trí độc tôn của Nho học trong đời sống chính trị của đất nước

3. Tìm hiểu thông tin kinh tế thời Trần

Câu hỏi trang 102 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Đọc thông tin quan sát hình ảnh hãy:

- Trình bày những việc làm của nhà Trần để phục hồi và phát triển kinh tế. Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần.

- Giải thích lí do nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê

- Nêu nhận xét về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần

Hướng dẫn giải:

* Những việc làm của nhà Trần để phục hồi và phát triển kinh tế:

- Đối với nông nghiệp: Đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng thêm diện tích đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh mương. Được Nhà nước quan tâm, người dân tích cực cầy cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

- Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí phát triển mạnh. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. Chợ mọc lên ngày càng nhiều. Không khí buôn bán trong và ngoài nước tấp nập.

=> Nhận xét: Các chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần rất tiến bộ, tích cực phù hợp trong tình hình lúc đó. Nông dân được nhà nước quan tâm, cố gắng tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

* Nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê với mục đích mở rộng nông nghiệp, phòng chống bão lũ, đem tới nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng => Qua đó thúc đẩy nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

* Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần:

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Trần ở thế kỉ XIII tiếp tục duy trì những nghề thủ công truyền thống của các triều đại trước.

- Thương nghiệp phát triển hơn, thể hiện ở chỗ Thăng Long bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường -> buôn bán sầm uất.

- Đặc biệt buôn bán trao đổi hàng hóa được mở rộng ở các cửa biển Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh)…..

4. Khám phát sự phát triển văn hóa thời Trần

Câu hỏi trang 103 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh hãy:

- Nêu những nét chính trong sinh hoạt văn hóa dưới thời Trần

- Giải thích tại sao văn hóa thời Trần phát triển mạnh mẽ và mang đậm lòng yêu nước và tự hào dân tộc

- Nêu nét mới về giáo dục thời Trần

- Trình bày và nêu nhận xét về tình hình khoa học kĩ thuật thời Trần

Hướng dẫn giải:

* Những nét chính trong sinh hoạt văn hóa dưới thời Trần đó là:

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân

- Đạo Phật vẫn phát triển

- Đạo Nho ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.

- Các loại hình sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa, đua thuyền…. vẫn duy trì và phát triển.

* Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc là bởi:

- Văn học thời Trần đã cho ra những tác phẩm bất hủ trong khói lửa chiến tranh như: Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như Phú Sông Bạch Đằng, Phò giá về kinh thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

- Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi tới quần thần đều một lòng quyết tâm đánh giặc. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi. Kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng, giữ gìn nền độc lập chủ quyền dân tộc, đánh bại kẻ thù hung bạo nhất thế giới, đó là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển mạnh của văn học thời Trần.

* Những nét mới về giáo dục thời Trần:

- Thời Trần, quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Các lộ quanh kinh thành đều có trường công. Các làng xã đều có trường tư.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nền nếp.

- Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật đạt nhiều thành tựu

* Tình hình khoa học kĩ thuật thời Trần:

- Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu to lớn.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô….

- Nghệ thuật chạm khắc tinh tế.

5. Tìm hiểu những cải cách về kinh tế xã hội văn hóa của Hồ Qúy Ly

Câu hỏi trang 105 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh hãy:

- Nêu những cải cách về kinh tế, văn hóa, xã hội của Hồ Qúy Ly. Những cải cách đó có tác dụng như thế nào?

- Cho biết hạn chế trong những cải cách của Hồ Qúy Ly

Hướng dẫn giải:

* Những cải cách về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hồ Quý Ly:

- Về mặt chính trị:

+ Thay thế các võ quan, tôn thất nhà Trần bằng những người họ khác thân cận với Hồ Quý Ly

+ Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền.

- Kinh tế - tài chính: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.

- Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”, năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho dân, …

- Văn hóa – giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán sang chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học.

- Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

* Những cải cách đó có tác dụng:

- Giải quyết một số khó khăn của đất nước, giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

- Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ. Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.

- Tăng nguồn thu nhập của cả nước và tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền.

- Cải cách văn hóa – giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Bên cạnh những mặt tích cực, những biện pháp cải cách của Hồ Qúy Ly còn một số mặt hạn chế đó là:

- Một số chính sách chưa triệt để (gia nô và nô tì chưa được giải phóng), chưa phù hợp với thực tế.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết trong cuộc sống.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. trang 105-106 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN:Lập bảng theo yêu cầu sau và điền những nội dung phù hợp:

Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp

Hướng dẫn giải:

Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
Nông nghiệp Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp:
-Lễ cày tịch điền
-Khuyến khích khai hoang, đào kênh mương,
-Đắp đê phòng lũ lụt
-Cấm giết hại trâu bò…
Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích:
-Đẩy mạnh khai hoang
-Củng cố đê điều
-Chính sách ruộng đất
+Ruộng công, làng xã chiếm phần lớn diện tích -> chia cho dân
+Ruộng của các vương hầu, quý tộc (điền trang, thái ấp)
+Ruộng tư hữu của địa chủ nhiều
Ban hành chính sách hạn điền, qui định lại thuế đinh, thuế ruộng.
Thủ công nghiệp -Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
-Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt đều được mở rộng.
-Nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh…
-Nhà nước: Gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền …
-Trong nhân dân: Làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, mộc, khắc bản in …
-Xuất hiện làng nghề, phường nghề
Ban hành tiền giấy.
Thương nghiệp Việc buôn bán trong nước và nước ngoài được mở mang hơn trước. Vân đồn là nơi buôn bán rất sầm uất. -Nội Thương
+Chợ mọc lên nhiều
+Xuất hiện các thương nhân
+Thăng Long-> kinh tế sầm uất
-Ngoại thương:
Ngoại thương được đẩy mạnh ở Vân Đồn

Câu 2. trang 106: Lập bảng theo yêu cầu sau và điền những nội dung phù hợp

Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
Tư tưởng, tôn giáo
Văn học
Giáo dục
Kiến trúc

Hướng dẫn giải:

Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
Tư tưởng, tôn giáo Chú trọng đạo phật; sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh phật, soạn sách phật Duy trì những tín ngưỡng cổ truyền, đạo phật phát triển. Đạo Phật phát triển
Văn học Văn học chữ hán bước đầu phát triển Văn học chữ Hán phát triển mạnh. Nền văn học chữ Nôm bước đầu phát triển Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán sang chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học.
Giáo dục Văn Miếu được xây dựng, mở nhiều cuộc thi tuyển chọn nhân tài, xây dựng Quốc Tử Giám Quốc Tử Giám được mở rộng, xây dựng nhiều trường tủ, trường công, tổ chức nhiều kì thi để tuyển chọn nhân tài Thay đổi chế độ thi cử.
Kiến trúc Tháp Báo Thiên, chùa 1 Cột, chùa Phật Tích. Tháp Phổ Minh, thành Tây đô, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Đầu phượng làm bằng gốm, đầu hổ bằng gốm.
D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. trang 106 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Giới thiệu về Văn miếu quốc tử giám Hà Nội. Theo em những chính sách phát triển giáo duajc thời lí để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

* Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông.

Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.

=> Chính sách giáo dục thời Lý để lại cho chúng ta bài học phải nghiêm ngặt trong thi cử và nhà nước phải biết đáp ứng nhu cầu của giáo dục đúng lúc, kịp thời vì như vậy sẽ tạo nên những người tốt có đức có tài, sau này góp phần giúp đất nước vươn cao đổi mới và phát triển. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải biết ơn, nhớ tới những người tài giỏi đã cống hiến hết mình cho dân tộc

Câu 2. trang 106: Sự phát triển của các làng nghề thủ công thời Lý, Trần có mỗi quan hệ như thế nào với các làng nghề thủ công hiện nay? Theo em phải làm gì để giữ gìn và phát triển các nghề thủ công đó

Hướng dẫn giải:

* Mối quan hệ giữa sự phát triển của các làng nghề thủ công thời Lý, Trần với các làng nghề thủ công hiện nay.

- Sự phát triển của các làng nghề thủ công thời Lý, Trần chính là tiền đề, là cội nguồn của các làng nghề thủ công hiện nay. Từ sự kế thừa và phát triển của các làng nghề truyền thống mà:

+ Đời sống nhân dân được cải thiện hơn.

+ Cùng với sự phát triển của thủ công nghiệp luôn là những sản phẩm có giá trị về cả vật chất và tinh thần.

+ Nhiều ngành nghề vẫn còn đến ngày nay.

+ Cơ hội để phát triển kinh tế nói chung, đem lại lợi nhuận

* Theo em, để giữ gìn và phát triển các nghề thủ công chúng ta cần phải duy trì các làng nghề thủ công truyền thống và bản sắc văn hóa đích thực của nó, tạo môi trường tốt cho những người thợ thủ công, giúp họ hiểu được đó là những tài sản quý báu. Họ cần giữ gìn, phát huy và tự hào vì chỉ duy nhất họ mới có thể làm được như vậy.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu hỏi trang 106 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Hãy tìm hiểu:

1. Công trình kiến trúc tiêu biểu mà em thích

2. Điền trang, thái ấp thời Trần

3. Giới thiệu về một làng nghề thủ công ở địa phương em hoặc em biết mà được phát triển từ thời Lý Trần

Hướng dẫn giải:

1. Công trình kiến trúc tiêu biểu mà em thích nhất đó là Chùa Một Cột:

Tọa lạc ở phố Chùa Một Cột (quận Ba Đình - Hà Nội), ngay gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với Khuê Văn Các. Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời từ thời Lý, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo với kết cấu hình vuông, nằm trên một trụ đá, phía trên gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Phía trên tượng Phật là hoành phi "Liên hoa đài" gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Từ sân lên sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước qua 13 bậc thang rộng 1,4m, hai bên tường gạch, gắn bia đá giới thiệu lịch sử ngôi chùa.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào mùa Đông tháng 10 Âm lịch nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt Vua lên toà. Khi tỉnh dậy Vua nói với bề tôi và nhà sư Thiền Tuệ khuyên Vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, với đỉnh cột là tượng Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen. Lối kiến trúc này cho phép liên tưởng đến cấu tạo của các kinh chàng (Thạch chàng/Cột kinh) - một loại kiến trúc Phật giáo, thường được dựng lên để kiến tạo công đức.

Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, Chùa Một Cột vẫn giữ được cái hồn của Thăng Long xưa. Một ngôi chùa rất nhỏ bé mong manh nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, lại trường tồn cùng dân tộc, vẫn uy nghiêm trong tâm linh dân tộc, là hình ảnh biểu trưng của Thủ đô, vững vàng trong dòng thời gian bất tận.