Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Bài 14: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - trang 80 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

Bài 14: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - trang 80 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

A. Hoạt động khởi động

Câu hỏi trang 80 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Dựa vào lược đồ, kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. Em hãy biết gì về các quốc gia đó thời phong kiến?

Hướng dẫn giải:

- Các quốc gia Đông Nam Á hiện nay là: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Mianma, Maylayxia, Indonexia, Singapo, Philippin, Đông Timor.

- Thời kì hình thành các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến: Những năm đầu công nguyên đến đầu thế kỉ X.

- Thời kì phát triển, thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến: Thế kỉ X đến nửa sau thế kỉ XVIII.

- Thời kì suy thoái: Từ nửa sau thế kỉ XVIII các quốc gia phong kiến đông nam á bước vào thời kì suy yếu, bị thực dân phương Tây xâm lược và trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu sự hình thành, phát triển và suy yếu của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Câu hỏi trang 80 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Vẽ trục thời gian vào vở và điền vào chỗ trống.

Bài 14: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ảnh 1

Hướng dẫn giải:

Bài 14: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ảnh 2

2. Khám phá về Vương quốc Cam-pu-chia

Câu hỏi trang 81 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình dưới đây và trình bày về Vương quốc Cam-pu-chia thời phong kiến

Hướng dẫn giải:

* Vương quốc Cam-pu-chia thời phong kiến:

- Cam-pu-chia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á.

- Trong quá trình xuất hiện nhà nước, tộc người Khơ-me được hình thành. Đến thế kì VI, vương quốc người Khơ-me hình thành gọi là Chân Lạp.

- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia.

+ Biểu hiện: nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng, văn hoá độc đáo, tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp (Ăng-co Vát, Ăng-co Thom).

- Sau thời khì Ăng-co, Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài tới khi thực dân Pháp xâm lược vào năm 1863

3. Khám phá về Vương quốc Lào

Câu hỏi trang 82 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh và kể với bạn bè về Vương quốc Lan Xang

Hướng dẫn giải:

- Chủ nhân đầu tiên của vương quốc Lang Xang là người Lào Thơng.

- Đến thế kỉ XIII, một nhóm người Thái di cư xuống, gọi là người Lào Lùm.

- Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các bộ lạc lập nước riêng gọi là Lang Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ XV-XVII.

- Sang thế kỉ XVII, nước Lang Xang suy yếu vì những cuộc tranh chấp nội bộ. Nhân cơ hội này, Vương quốc Xiêm xâm chiếm và cai trị cho đến khi thực dân Pháp xâm lược, biến Lào thành thuộc địa (của thế kỉ XIX)

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. trang 83 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Quan sát lược đồ dưới đâu và xác định vị trí một số quốc gia ở Đông Nam Á thời phong kiến

Hướng dẫn giải:

* Một số quốc gia ở Đông Nam Á thời phong kiến:

+ Đại Việt: Việt Nam

+ Lan Xang: Lào Pa-Gan

+ Mianma Su-khô-thay: Thái Lan

+ Ma-lay-a: Malayxia

+ Mô-Giô-Pa-Hít: Inđônêxia

Câu 2. trang 82: Em hãy miêu tả về một công trình kiến trúc hoặc kể một câu chuyện mà em thích nhất về các nước Đông Nam Á thời phong kiến

Hướng dẫn giải:

Angkor là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Trải dài trên khoảng 401 km2, tương đương với 40.000 ha nằm trong các khu rừng, Angkor là công viên khảo cổ học, thủ đô của Đế quốc Khmer từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Quần thể này bao gồm các đền đài nổi tiếng như Angkor Wat và Angkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí và họa tiết điêu khắc. UNESCO đã thiết lập một chương trình trên phạm vi rộng để bảo vệ Angkor và môi trường xung quanh, một địa danh mang tính biểu tượng này. Quần thể di tích này đã được liệt kê như một di sản đang bị đe dọa trong thời gian bất ổn chính trị, sau cuộc nội chiến trong những năm 1980 đến 2004.

D. Hoạt động vận dụng

Câu hỏi trang 84 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Hoàn thành bảng sau vào vở về các nước Đông Nam Á

Tên quốc gia phong kiến-kinh đô Tên quốc gia ngày nay-thủ đô

Hướng dẫn giải:

Tên quốc gia phong kiến-kinh đô Tên quốc gia ngày nay-thủ đô
Su khô thay Thái Lan-Bangkok
Pa-gan Mianma- Naypyidaw
(thủ đô cũ là Y-an-gút)
Đại Việt, Cham Pa Việt Nam-Hà Nội
Lan Xang Lào- Viêng Chăn
Mô-giô-pa-hít Campuchia-Phnôm Pênh
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1. trang 84 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Tìm hiểu thêm về các công trình kiến trúc tiêu biểu của các nước Đông Nam Á thời phong kiến

Hướng dẫn giải:

Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận vào năm 1993, nơi đây được xem như là thủ đô nước Việt Nam năm 1802, vừa là trung tâm kinh tế, chính trị cũng như tín ngưỡng và văn hóa của dân ta dưới triều Nguyễn đến 1945. Khu quần thể này bao gồm kinh thành Huế, khu vực Đại Nội và những lăng tẩm của các vua Triều Nguyễn. Bên cạnh đó, xung quanh còn có dòng sông Hương chảy ra quanh co uốn khúc tạo nên một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa gần gũi, quyến rũ cho khu di tích này.