Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Phiếu ôn tập số 4 - trang 117 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

Phiếu ôn tập số 4 - trang 117 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

Câu 1 trang 117 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Hãy nối tên các nhân vật ở bên trái với nội dung lịch sử ở cột bên phải

1. Ngô Quyền a. Đặt quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt
2. Đinh Tiên Hoàng b. Quyết định bỏ chức Tiết độ sứ
c. Từ bỏ quyền lợi riêng của dòng họ, đặt lợi ích dân tộc lên trên
3. Lê Hoàn d. Đánh thắng quân Tống xâm lược lần thứ nhất
3. Chuyển kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long

Hướng dẫn giải:

Nối các ý như sau: 1-b; 2-a; 3-d

Câu 2 trang 117: Dựa vào nội dung đã học, hãy:

a. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê, thời Trần.

b. Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Tiền Lê

Hướng dẫn giải:

a)

* Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê:

Phiếu ôn tập số 4 ảnh 1
* Bộ máy nhà nước thời Trần:
Phiếu ôn tập số 4 ảnh 2

Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Tiền Lê:

- Nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. Đây là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội…

- Trong khi đó bộ máy nhà nước thời Trần rất chặt chẽ, quy củ, cụ thể, hoàn chỉnh, dễ điều khiển, mọi quyền lực của Vua ngày càng lớn mạnh.

Câu 3 trang 117: Lập bảng thống kê theo yêu cầu sau:

Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Tư tưởng, tôn giáo
Văn hóa
Giáo dục

Hướng dẫn giải:

Lĩnh vực Thời Lý Thời Trần Thời Hồ
Nông nghiệp Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp: Lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lũ lụt Cấm giết hại trâu bò… Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích: Đẩy mạnh khai hoang Củng cố đê điều Chính sách ruộng đất Ruộng công, làng xã chiếm phần lớn diện tích -> chia cho dân Ruộng của các vương hầu, quý tộc (điền trang, thái ấp) Ruộng tư hữu của địa chủ nhiều Ban hành chính sách hạn điền, qui định lại thuế đinh, thuế ruộng.
Thủ công nghiệp Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh… Nhà nước: Gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền … Trong nhân dân: Làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, mộc, khắc bản in … Xuất hiện làng nghề, phường nghề Ban hành tiền giấy.
Thương nghiệp Việc buôn bán trong nước và nước ngoài được mở mang hơn trước. Vân đồn là nơi buôn bán rất sầm uất. Nội Thương Chợ mọc lên nhiều Xuất hiện các thương nhân Thăng Long-> kinh tế sầm uất Ngoại thương: Ngoại thương được đẩy mạnh ở Vân Đồn
Tư tưởng, tôn giáo Chú trọng đạo phật; sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh phật, soạn sách phật Duy trì những tín ngưỡng cổ truyền, đạo phật phát triển. Đạo Phật phát triển
Văn hóa Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển Văn học chữ Hán phát triển mạnh. Nền văn học chữ Nôm bắt đầu phát triển Cho dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. Bắt nhà sư trẻ phải hoàn tục
Giáo dục Văn Miếu được xây dựng, mở nhiều cuộc thi tuyển chọn nhân tài, xây dựng Quốc Tử Giám Quốc Tử Giám được mở rộng, xây dựng nhiều trường tủ, trường công, tổ chức nhiều kì thi để tuyển chọn nhân tài Thay đổi chế độ thi cử.

Câu 4 trang 117: Trình bày cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất từ đó rút ra bài học về nghệ thuật quân sự của ông cho ta. Cho biết bài học đó về sau vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc như thế nào?

Hướng dẫn giải:

* Em ấn tượng nhất là cuộc kháng chiến chống quân Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.

- Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta:

+ Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị

+ Lên kế hoạch xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

- Các bước thực hiện:

+ Nhà Tống xúi Cham- pa đánh Đại Việt, ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước

* Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, nhà Lý đã lên kế hoạch chuẩn bị kháng chiến:

+ Chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

+ Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

+ Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp với ChamPa của nhà Tống

+ Chủ trương của nhà Lý: Tấn công trước để phòng vệ.

* Diễn biến của cuộc tấn công:

- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

- Mục tiêu: phá kho lương thành Châu Ung + Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.

- Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm

- Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.

=> Bài học đó về sau vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc:

- Chủ động tiến công trước để tự vệ

- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến

- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)

- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công

- Khi kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa để giữ mỗi hữu nghị với các nước