Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Bài 13: Trung Quốc và Ấn độ thời phong kiến - trang 73 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

Bài 13: Trung Quốc và Ấn độ thời phong kiến - trang 73 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN

A. Hoạt động khởi động

Câu hỏi trang 73 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Dựa vào hiểu biết của em hãy:

- Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông mà em biết.

- Nêu những hiểu biết của em về Trung Quốc và Ấn độ thời phong kiến.

Hướng dẫn giải:

- Các quốc gia cổ đại phương Đông mà em biết đó là: Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

- Trung Quốc thời phong kiến:

+ Từ 2000 TCN, người Trung Quốc đã xây dựng được nhà nước và nền văn minh của mình.

+ Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã phát triển nền văn minh cổ đại rực rỡ.

+ Xã hội xuất hiện 2 giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh (tá điền).

- Ấn độ thời phong kiến:

+ Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh lớn nhất của nhân loại cũng được hình thành từ rất sớm.

+ Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người. Chữ viết của người Ấn là chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.

+ Tôn giáo của họ là đạo Hin - đu với các tác phẩm nổi tiếng như Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na, vở kịch Sơ-kin-tơ-la.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu một số triều đại phong kiến Trung Quốc

Câu hỏi trang 74 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh hãy:

Hoàn thành bảng sau vào vở về chế độ phong kiến trung Quốc

Triều đại Tóm tắt những biểu hiện của sự phát triển

Cho biết trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nào phát triển thịnh đạt nhất. Vì sao em khẳng định điều đó?

Hướng dẫn giải:

Triều đại Tóm tắt những biểu hiện của sự phát triển
Nhà Tần (221-206 TCN) -Chia các nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị.
-Thống nhất đo lường và tiền tệ.
-Gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam.
-Cho xây dựng nhiều công trình lớn.
Nhà Đường (618-907) -Bộ máy nước được củng cố, hoàn thiện.
-Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
-Thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nhân dân (chế độ quân điền), sản xuất lao động phát triển.
-Đem quân xâm chiếm các vùng khác, làm lãnh thổ mở rộng, trở thành 1 quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu á.
Nhà Minh - Thanh (1368 -1644) -Xã hội phong kiến Trung Quốc lâm dần vào tình trạng suy thoái.
-Mâu thuẫn dân tộc (giữa người Mãn và người Hán) gay gắt.
-Công thương nghiệp phát triển, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng dần dần xuất hiện với những xưởng dệt, xưởng làm đồ gốm sứ lớn, chuyên môn hóa, thuê nhiều nhân công, ....

- Triều đại thời Đường là triều đại thịnh vượng nhất. Bởi vì:

+ Trong thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện, các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

+ Thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế. Lấy ruộng công và bỏ ruộng hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền.

+ Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.

+ Xã hội ổn định và đạt đến sự phồn thịnh.

=> Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

2. Khám phá một số thành tựu văn hóa, khoa học-kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến

Câu hỏi trang 75 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc. Hãy giới thiệu một thành tựu mà em thích và giải tích vì sao em thích thành tựu đó.

Hướng dẫn giải:

* Những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc:

- Về văn hóa:

+ Tư tưởng: Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.

+ Văn học, Sử kí: rất phát triển, có nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm tiêu biểu, nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v. v cung với các bộ sử kí nổi tiếng

+ Nghệ thuật: phong cách độc đáo, hội hoá, điêu khắc... với trình độ cao, rất nổi tiếng

- Về khoa học-kĩ thuật: Có nhiều phát minh quan trọng như giấy viết, nghề in, la bàn, chế tạo thuốc súng. Kĩ thuật: đóng thuyền, nghề luyện sắt, khai thác dầu.

* Một trong những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học - kĩ thuật của trung quốc mà em thích đó chính là phát minh ra la bàn. Bởi sự có mặt của la bàn đã giúp lịch sử văn minh con người bước sang trang mới, giúp con người xác định được phương hướng, khám phá ra nhiều vùng đất mới lạ.

3. Tìm hiểu về Ấn độ thời phong kiến

3.1. Tìm hiểu những nét chính về các vương triều phong kiến Ấn Độ

Câu hỏi trang 77 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin, vẽ trục thời gian dưới đây vào vở điền vào chỗ trống (…) tên các vương triều hoặc sự kiện gắn với các niên đại tương ứng trên trục thời gian.

Bài 13: Trung Quốc và Ấn độ thời phong kiến ảnh 1

Hướng dẫn giải:

Bài 13: Trung Quốc và Ấn độ thời phong kiến ảnh 2

3.2. Tìm hiểu những thành tựu văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

Câu hỏi trang 77 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu nhất của Ấn Độ thời phong kiến.

Hướng dẫn giải:

* Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người. Và Ấn Độ thời phong kiến đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nhất như:

- Chữ viết: Chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh

- Tôn giáo: Đạo Hin - đu với các tác phẩm nổi tiếng như Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-yana, vở kịch Sơ-kin-tơ-la.

- Kiến trúc: Tháp Hin-đu có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. trang 78 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN. Vẽ trục thời gian dưới đây vào vở và dựa vào thông tin trong bảng niêm biểu điền vào chỗ trống (…. ) dưới trục thời gian những triều đại tiêu biểu gắn liền với sự hình thành, thịnh vượng và suy thoái của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Bài 13: Trung Quốc và Ấn độ thời phong kiến ảnh 3

Hướng dẫn giải:

Bài 13: Trung Quốc và Ấn độ thời phong kiến ảnh 4

Câu 2. trang 79: Chọn và ghi vào vở những ý biểu hiện cho sự hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc nói riêng và phong kiến phương Đông nói chung:

a. Sự xuất hiện công cụ bằng sắt

b. Hình thành tầng lớp nô lệ và chủ nô

c. Hình thành giai cấp địa chủ

d. Xuất hiện những người nông dân lính canh hay còn gọi là tá điền

e. Vua đứng đầu nhà nước

Hướng dẫn giải:

- Những ý biểu hiện cho sự hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc nói riêng và phong kiến phương Đông nói chung: b, c, d, e

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. trang 79 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN: Triều đại phong kiến Trung Quốc nào xâm lược nước ta?

Hướng dẫn giải:

Triều đại phong kiến Trung Quốc đã xâm lược nước ta đó là: nhà Triệu, nhà Hán, nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương, nhà Tùy, nhà Đường, nhà Nam Hán, thời thuộc Minh

Câu 2. trang 79: Em có biết di sản văn hóa nào ở nước ta thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ?

Hướng dẫn giải:

- Di sản văn hóa ở nước ta thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ đó là:

+ Thánh địa Mỹ Sơn (Văn hoá, kiến trúc Ấn Độ)

+ Hoàng thành Thăng Long (Văn hoá, kiến trúc Trung Quốc)

+ Đền Ăng-co Vát (Kiến trúc, văn hoá Ấn Độ)

+ Các đền, chùa ở Cam-pu-chia và Việt Nam (Kiến trúc Ấn Độ)