Bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - trang 61 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN
A. Hoạt động khởi động
Câu hỏi trang 61 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào? Chia sẻ những hiểu biết của mình về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiến mà em biết.
"Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống"
(Theo: Nguyễn Trãi, Bình ngô đại cáo)
Hướng dẫn giải:
- Đọc đoạn trích trên em liên tưởng tới sự kiện lịch sử đó là: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đánh đuổi quân Minh xâm lược.
- Một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện mà em biết như: Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Chích, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú, Trần Nguyên Hãn,....
B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu hỏi trang 61 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Đọc thông tin, hãy nêu nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
Hướng dẫn giải:
* Nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh:
- Do chế độ áp ức bóc lột hà khắc âm mưu thôn tính dân ta lần hai.
- Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.
- Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, nhân dân ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.
2. Tìm hiểu diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
2.1 Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hoá (1418-1423).
Câu hỏi trang 62- Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy:
- Giải thích vì sao hào kiệt khắp nơi đi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi
- Nêu tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423. Trong bối cảnh đó, Lê Lợi quyết định tạm hòa với quân Minh nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn giải:
* Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩ cùng với Lê Lợi là vì:
- Nhân dân ta muốn thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh.
- Lê lợi là một hào trưởng có uy tín lại có lòng yêu nước nồng nàn và chí khí lớn
- Nhân dân ta yêu nước nồng nàn, quyết tâm đánh bại kẻ thù, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình
* Tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423: Trong bối cảnh khó khăn, nhận thấy quân ta yếu thế hơn quân Minh, Lê Lợi đã quyết định tạm hoà với quân Minh nhằm mục đích:
- Để chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ về lương thực.
- Để tranh thủ thời gian xây dựng, củng cố lại quân đội, chuẩn bị cho bước phát triển mới.
2.2. Những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn (1424-1426)
Câu hỏi trang 63 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Đọc thông tin trong bảng kết hợp quan sát lược đồ hãy:
- Cho biết vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An
- Trình bày những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn trên lược đồ
Hướng dẫn giải:
* Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An là vì:
- Nhận thấy Nghệ An là nơi đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.
- Việc thực hiện kế hoạch đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi từ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.
* Những thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn trên lược đồ: chính là giải phóng Nghệ An (năm 1424):
- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích: "chuyển quân vào Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, rồi dựa vào đấy mà quay ra đánh lấy Đông Đô"
- Nghĩa quân thắng trận Đa căng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải, giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa
- Rút vào Nghệ An để thoát thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn là Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.
=> Ý nghĩa: giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành, khu giải phóng dài từ Thanh Hóa đến Hải Vân, làm đà tiến công ra Bắc.
2.3. Trận Tốt Động-Chúc Động (cuối năm 1426) và trận Chi Lăng-Xương Giang (10-47)-Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng
Câu hỏi rang 64 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN:
a. Đọc thông tin và quan sát lược đồ, hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động trên lược đồ.
b. Đọc thông tin và quan sát lược đồ, hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng-Xương Giang trên lược đồ
Hướng dẫn giải:
a. Diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động:
- Tháng 10/1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên đến 10 vạn quân.
- Để giành thế chủ động, ngày 7/11/1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (nay thuộc Chương Mĩ, Hà Nội).
- Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động.
- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương và bị bắt sống trên 1 vạn.
- Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan.
- Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
b. Diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:
- Tháng 10/1427,15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo vào nước ta. Chúng chia ra làm 2 đạo:
+ Đạo 1: Do Liễu Thăng chỉ huy, Tiến từ Quảng Tây vào Lạng Sơn
+ Đạo 2: Do Mộc Thạnh chỉ huy, tiến từ Vân Nam vào Hà Giang
- Ngày 8/10/ 1427, Liễu Thăng xuất quân và bị quân ta phục kích, đánh bất ngờ, Liễu Thăng bị giết ở Chi Lăng.
- Sau đó Lương Minh lên thay rồi tiến quân tiến đánh nước ta, nhưng cũng đã bị quân ta phục kích ở Cần Trạm.
- Thôi Tụ cùng 5 vạn quân bị tiêu diệt và bị bắt sống tại Xương Giang.
- Lê Lợi sai người đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng bại trận, y khiếp đảm, hạ lệnh rút quân chạy về nước.
3. Trình bày kết quả nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
3.1. Kết quả và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu hỏi trang 66 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN. Đọc thông tin hãy:
- Trình bày kết quả cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi Nghĩa Lam Sơn. Theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
* Kết quả cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Quân ta đã tiêu diệt 5 vạn quân Minh, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông phải tháo chạy về Đông Quan.
- Các tướng Minh như Lương Minh, Liễu Thăng cùng hàng vạn tên giặc đã bị giết.
- Mộc Thạch phải tháo chạy, Vương Thông phải xin hàng và chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan.
- 1428, nước ta đã sạch bóng quân Minh. Chấm dứt 20 năm độ hộ phong kiến của nhà Minh => Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi vẻ vang và mang đến ý nghĩa lịch sử to lớn.
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại được độc lập.
- Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.
Theo em nguyên nhân đầu tiên đó là: "Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. " là nguyên nhân quan trong nhất bởi vì: Sức mạnh toàn dân, trên dưới một lòng là một sức mạnh vô cùng to lớn. Nếu chúng ta có chiến lược tốt, được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ nhưng nếu không nhờ nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập dân tộc thì cuộc kháng chiến này.
3.2. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu hỏi trang 67 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN. Đọc đoạn thơ sau đâu và nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
" Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
...
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc.
...
Bốn phương biển cả thanh bình
Ban chiếu duy tân khắp chốn"
Hướng dẫn giải:
* Qua đoạn thơ trên, ta thấy được cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã có được ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn:
- Đất nước từ nay đã sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.
C. Hoạt động luyện tậpCâu 1. Trang 67- Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong hoàn cảnh nào?
Hướng dẫn giải:
* Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong hoàn cảnh:
- Là khi đất nước ta đã chịu ách đô hộ 20 của nhà Minh, điều đó đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc.
- Đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.
- Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
- Với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã một lòng cầm vũ khí đứng lên đấu tranh.
Câu 2. Trang 67: Hoàn thành bảng hệ thống dưới đây về khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Thời gian | Trận đánh tiêu biểu | Kết quả |
---|---|---|
Hướng dẫn giải:
Ta có bảng sau:
Thời gian | Trận đánh tiêu biểu | Kết quả |
---|---|---|
Năm 1425 | Tân Bình Thuận Hóa | Thắng lợi |
Năm 1426 | Tốt Động- Chúc Động | Thắng lợi |
Năm 1427 | Chi Lăng- Xương Giang | Thắng lợi |
Câu 3. Trang 67: Nêu vai trò của Lê Lợi và đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Hướng dẫn giải:
* Vai trò của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Đoàn kết chống quân xâm lược
- Chống lại Quân xâm lược Minh
- Ủng hộ và tham gia cuộc kháng chiến
- Giúp sức cho quân đội (góp lương thực, vũ khí,... )
* Vai trò của Lê Lợi:
- Dẵn dắt nhân dân khởi nghĩa
- Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Đánh tan suân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn
- Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.....
D-E. Hoạt động vận dụng-Tìm tòi mở rộngCâu 1. Trang 68 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
Hướng dẫn giải:
Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử vô cùng to lớn đối với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đó là: Phải dựa vào nhân dân, đại đoàn kết dân tộc, phát triển thành cuộc chiến giải phóng dân tộc quy mô cả nước, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
Bài trước: Phiếu ôn tập số 6 - Trang 60 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN Bài tiếp: Bài 30: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1627) - trang 68 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN