Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Bài 24: Châu Đại Dương - Trang 30 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN

Bài 24: Châu Đại Dương - Trang 30 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN

A. Hoạt động khởi động

Câu hỏi trang 30 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát các hình ảnh dưới đây, kết hợp với các kiến thức đã học, em hãy nêu những hiểu biết về châu Đại Dương.

Hướng dẫn giải:

- Châu Đại Dương: là châu lục có diện tích nhỏ nhất khoảng 9250 nghìn km2, phần lớn là hoang mạc và xa-van. Sa mạc Great Victoria bao phủ gần hết nước Úc chủ yếu dưới dạng cồn cát song song và một số hồ muối.

- Giới sinh vật có nhiều loài độc đáo. Động vật có nhiều loài thú có túi như Căng-gu-ru, gấu Cô-a-la, …

- Phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. Dân cư ít nhất trong các châu lục; lục địa chủ yếu là người da trắng (con cháu người Anh di cư sang); còn trên các đảo thì dân cư chủ yếu là người bản địa có da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí:

Câu hỏi trang 31 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN:

Dựa vào hình 7, đọc thông tin, kết hợp với kiến thức đã học hãy:

- Cho biết lãnh thổ châu Đại Dương bao gồm bộ phận nào?

- Xác định vị trí địa lí của Ô-xtray-li-a, các đảo lớn và chuỗi đảo của châu Đại Dương?

Hướng dẫn giải:

* Lãnh thổ châu Đại Dương bao gồm:

- Lục đại Ôxtrâylia

- 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-đi-len (Đảo lục đại), Mi-cro –ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).

* Địa hình:

- Ô-xtrây-li-a là một lục địa nằm ở Nam Thái Bình Dương, gồm phần lục địa Ô-xtrây-li-a, đảo Tax-man và nhiều đảo nhỏ khác. Tọa độ: 27 độ vĩ nam, 133 độ kinh đông.

- Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.

2. Khám phá một số đặc điểm tự nhiên.

Câu hỏi trang 32 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Đọc thông tin, kết hợp với quan sát hình 7, em hãy hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm tự nhiên Lục đại Ô-xtray-lia Các đảo và quần đảo
Địa hình
Khí hậu
Khoáng sản
Sinh vật và cá tài nguyên khác
Thiên tai

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm tự nhiên Lục đại Ô-xtray-lia Các đảo và quần đảo
Địa hình Địa hình Ô-xtrây-li-a có độ cao trụng bình thấp, phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc Phần lớn là đảo núi lửa và san hô.
Khí hậu Khí hậu phân hóa mạnh: ở phía bắc có khí hậu nhiệt đới, phía nam có khí hậu ôn đới Khí hậu nóng ẩm và điều hòa, ngoại trừ đảo Niu-di-len có khí hậu ôn đới
Khoáng sản Gồm có sắt đồng, than chì, vàng, bạc, dầu mỏ, khí tự nhiên,.. Niken, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
Sinh vật và cá tài nguyên khác Bảo tồn được những sinh vật độc nhất trên thế giới như loài thú có túi, cáo mỏ vịt,... Ở đây có hơn 600 loài bạch đàn khác nhau. Biển và rừng là những tài nguyên quan trọng của châu Đại dương. Biển nhiệt đới trong xanh với các rặng san hô có nhiều hải sản, là nguồn sống của dân cư và là tài nguyện du lịch quan trọng của nhiều nước
Thiên tai Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng,.. Ô nhiễm môi trường, mực nước biển dâng cao,...

3. Tìm hiểu về dân cư.

Câu hỏi trang 33 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Phân tích bảng số liệu và thông tin, hãy:

+ So sánh diện tích, dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân thành thị của châu Đại Dương với thế giới.

+ Nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị của Ô-tray-lia và Niu-Di-Len so với châu Đại Dương.

+ Nêu đặc điểm thành phần dân cư châu Đại Dương

(Bảng 1. Diện tích và một số tiêu chí về dân số của một số nước và vùng lãnh thổ châu Đại Dương năm 2012)

Hướng dẫn giải:

* So sánh diện tích, số dân, mật độ dân số, tỉ lệ dân thành thị của châu Đại Dương với thế giới.

- Diện tích: 9250 nghìn km2 = 6,81% diện tích Thế giới

- Dân số: 37 triệu người = 0,52% dân số Thế giới

- Mật độ dân số: 4 người/km2 chiếm 7,7% mật độ dân số Thế giới.

- Tỉ lệ dân thành thị = 66%

* Nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len so với châu Đại Dương.

Ô-xtrây-li-a và Nui Di-len:

- Mật độ dân số của Ôxtraylia (3%) ít hơn của Niu Di len (16%) là 13% và chiếm 7,7% so với thế giới.

- Tỉ lệ dân thành thị của Ôxtraylia (82%) cao hơn tỉ lệ dân thành thị toàn thế giới 11% và thấp hơn Niu Di len 4%.

* Nêu đặc điểm thành phần dân cư ở châu Đại Dương.

=> Đặc điểm thành phần dân cư: người bản địa (20%) và người nhập cư (80%)

4. Tìm hiểu về kinh tế.

Câu hỏi trang 34 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 8, phân tích bảng số liệu, hãy:

- Nhận xét về quy mô, cơ cấu GDP, GDP/người ở một số nước ở châu Đại Dương năm 2012

- Kể tên một số trung tâm, công nghiệp và các ngành công nghiệp ở trong mỗi trung tâm công nghiệp: Powc, Bri-xben, Xitni, Men-bơn, Ốc-len, Oen-linh-tơn

- Nêu tên một số sản phẩm nông nghiêp chính và sự phân bố của chúng

Hướng dẫn giải:

* Nhận xét về quy mô, cơ cấu GDP, GDP/người ở một số nước ở châu Đại Dương năm 2012:

- Quy mô, cơ cấu CDP/người của Ô-xtrây-li-a cao nhất với tổng GDP/người năm 2012 là 1532,4 (tỉ USD). Cao hơn so với Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê, cơ cấu GDP của ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn (69,4%), cao hơn nhiều so với các ngành còn lại và so với Pu-pua Nui Ghi nê.

- Quy mô, cơ cấu CDP/người của Nui-di-len cao thứ hai so với tổng GDP/người năm 2012 là 171,3 (tỉ USD) chỉ bằng 11,7 so với Ôxtraylia, nhưng cao hơn Pa-pua Niu-ghi-nê 155.7 tỉ USD, trong đó ngành dịch vụ cũng phát triển không kém Ô-xtrây-li-a chiếm 69,5% trong cơ cấu GDP khu vực

- Quy mô, cơ cấu CDP/người của Pa-pua Niu-ghi-nê thấp nhất so với 2 nước châu đại dương trên, chỉ có 2184 USD tính theo GDP/người, ngành công nghiệp phát triển ở đây chiến 39,1 % cao hơn so với các khu vực khác

* Tên một số trung tâm công nghiệp: Brixbê, Pơc, Canbera, Menbơn, Buôcniê, Ađêlai, Ôc len, Oenlinhtơn, xitni.

- Các ngành công nghiệp trong mỗi trung tâm công nghiệp: Pơc: thêu, cơ khí; Bri- xbên: luyện kim đen, cơ khí, thực phẩm, hóa chất.

- Xitni: nhiệt điện, thêu, cơ khí, dệt, may.

- Men- bơn: nhiệt điện, cơ khí, may, dệt, hóa chất, thực phẩm.

- Oen- linh- tơn: nhiệt điện, hóa chất, may, thực phẩm, dệt.

* Một số sản phẩm nông nghiêp chính và sự phân bố của chúng: chủ yếu chăn nuôi cừu, lúa mì, cà phê, dừa, nho, cam - bò, mía có ở khí hậu nóng ẩm được nuôi trồng ở các miền đồng cỏ sườn Đông.

C. Hoạt động luyện tập

Câu hỏi trang 35 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: 1. Dựa vào lát cắt đại hình dưới đây, hãy cho biết đại hình của lục địa Ô-xtray-li-a dọc theo lát cắt vĩ tuyến 30°N được chia làm mấy khu vực, đặc điểm về địa hình khu vực.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào lát cắt địa hình lục địa ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 30°N, từ tây sang đông:

- Phía tây: cao nguyên Tây Ô-xtray-li-a, đồng bằng ven biển: rộng khoảng 2,7 triệu km2 chiếm 35%; độ cao trung bình dưới 500m, địa hình tương đối bằng phẳng, ở giữa là hoang mạc lớn.

- Ở giữa: đồng bằng trung tâm: độ cao trung bình 200m, có bồn địa và sông hồ (hồ Ây-rơ, sông Đac-linh), có đồng bằng rộng lớn.

- Phía đông: Dãy đông Ô-xtray-li-a, đồng bằng ven biển: có dãy núi cao nhất thế giới, đỉnh Rao-đơ Mao cao 1500m, đồng băng ven biển cao dưới 200m

Câu hỏi trang 35 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: 2. Dựa vào biểu đồ lượng mưa dưới đây và kiến thức đã học, hãy: Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm khí tượng: Đac-uyn và A-li-xơ Xprinh.

Hướng dẫn giải:

Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm khí tượng: Đac-uyn và A-li-xơ Xprinh:

* Đối với trạm Đac-uyn:

- Nhiệt độ: quanh năm ở khoảng từ 25-30 độ C -> Quanh năm có nhiệt độ cao, nóng.

- Lượng mưa: Các tháng 5,6,7,8 có lượng mưa rất ít. Các tháng còn lại mưa nhiều và các tháng đó cũng là những tháng có nhiệt độ cao.

* Đối với trạm A-li-xơ Xprinh

- Nhiệt độ: quanh năm là khoảng từ 10-30 độ C

- Lượng mưa: mưa quanh năm rất ít mặc dừ nhiệt độ khá cao.

Như vậy, trạm Đac-uyn có nhiệt độ và lượng mưa cao hơn trạm A-li-xơ Xprinh.

D-E. Hoạt động vận dụng- tìm tòi mở rộng.

Câu hỏi trang 36 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết châu Đại Dương và Việt Nam có những loài thực vật nào giống nhau. Giải thích tại sao?

Hướng dẫn giải:

- Châu Đại Dương và Việt Nam có những loài thực vật giống nhau như: cây bạch đàn, Cây dừa, cà phê, và các loại cây ăn quả. Sở dĩ có sự giống nhau này là vì ở cả 2 vùng đều có khí hậu cận nhiệt đới ẩm nên rất thích hợp để các loại cây này sinh sống.