Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Bài 22: Các khu vực Châu Mĩ - trang 18 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN

Bài 22: Các khu vực Châu Mĩ - trang 18 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN

Câu hỏi trang 18 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN. Dựa vào kiến thức đã học hãy:

- Kể tên một số quốc gia ở khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.

- Nêu hiểu biết của em về tự nhiên hoặc dân cư xã hội của một trong hai khu vực

Hướng dẫn giải:

* Tên một số quốc gia ở khu vực Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ:

- Bắc Mĩ: Ca-na-đa, Hoa Kì, Mê-hi-cô, ...

- Nam Mĩ: Argentina, Bovilia, Brasil, ...

- Trung Mĩ: Cuba, Jamaica

* Dân cư, xã hội của Bắc Mĩ:

- Mật độ dân số: 20 người / km^2

- Phân bố không đều: Nơi đông đúc dân cư: phía bắc Hoa Kỳ, phía nam Hồ Lớn; nơi thưa dân: phía bắc Ca-na-đa, vùng núi Cooc-đi-e

- Chủng tộc Mongoloit cổ: Người thổ dân, sống trên toàn bộ Bắc Mỹ trước khi người da trắng đến.

- Người Oropeoid: Da trắng, từ châu Âu tại các thuộc địa. Chủng tộc Negroid: Da đen, từ châu Phi, thường bị đem đến làm nô lệ.

- ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu khu vực Bắc Mĩ.

a. Tự nhiên.

Câu hỏi trang 18 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Dựa vào hình 1,2 đọc thông tin, hãy:

- Xác định giới hạn và vị trí đại lí khu vực Bắc Mĩ.

- Nêu những nét nổi bật nhất về địa hình và khí hậu Bắc Mĩ.

- Kể tên các khoảng sản và thảm thực vật chính ở khu vực này.

Hướng dẫn giải:

* Xác định giới hạn khu vực Bắc Mĩ và vị trí địa lí khu vực Bắc Mĩ:

- Giới hạn: Bắc Mĩ nằm trải dài từ vùng cực Bắc cho tới khoảng vĩ tuyến 15' B

- Vị trí địa lí:

+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương

+ Phía Tây giáp Thái Bình Dương

+ Phía Đông giáp Đại Tây Dương

+ Phía Nam giáp eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti

* Những nét nổi bật về địa hình và khí hậu Bắc Mĩ:

- Về địa hình: có cấu trúc đơn giản gồm:

+ Phía tây có hệ thống núi Cooc- đi – e: cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, độ cao trung bình 3000-4000 mét. , có nhiều khoáng sản (đồng, vàng bô-xít …)

+ Ở giữa là miền đồng bằng: đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam, có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), sông ngòi (Mi-xi-xi-pi), nhiều than sắt, dầu khí,

+ Ở phía đông miền núi già và sơn nguyên: gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do và dãy núi cổ A-pa-lát, độ cao trung bình dưới 1500 mét. - Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn.

- Về khí hậu:

+ Phân hóa theo chiều Bắc-Nam do lãnh thổ trải dài.

+ Phân hóa theo chiều Tây-Đông do địa hình ngăn cản gió

+ Phân hóa theo độ cao cao của dãy núi Cooc-đi-e.

* Các khoáng sản và thảm thực vật chính ở khu vực Bắc Mĩ:

- Các khoáng sản gồm có: Dầu mỏ, chì, đồng, vàng, nhôm, sắt, Niken, Urailum, than, khí đốt...

- Thảm thực vật: rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới, Xavan, rừng nhiệt đới ẩm, hoang mạc và nửa hoang mạc.

b. Kinh tế - Xã hội.

Câu hỏi trang 19 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN. Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy:

- Cho biết một số đặc điểm dân cư ở khu vực Bắc Mĩ

- Nêu khái quát đặc điểm kinh tế ở khu vực này.

Hướng dẫn giải:

* Một số đặc điểm dân cư ở khu vực Bắc Mĩ

+ Dân số: Tính đến năm 2012 là 464,9 triệu người, phân bố không đồng đều, Phía Bắc của Bắc Mỹ dân cư thưa thớt

+ Gia tăng tự nhiên: khác nhau giữa các nước

+ Thành phần chủng tộc: đa dạng

* Khái quát đặc điểm kinh tế ở khu vực Bắc Mĩ:

+ Kinh tế phát triển bậc nhất thế giới.

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP

+ Công nghiệp đứng đầu thế giới

+ Nông nghiệp phát triển đạt trình độ cao do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.

+ Năm 2012 chiếm 25% GDP Thế giới

c. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

Câu hỏi trang 20 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Đọc thông tin sau và điền vào bảng để biết sơ lược về NAFTA

Năm thành lập ................................................................................
Các nước thành viên ................................................................................
Mục tiêu của khối ................................................................................

Hướng dẫn giải:

Năm thành lập 1933
Các nước thành viên Canađa, Hoa Kì, Mêhicô
Mục tiêu của khối Được thành lập để kết hợp thế mạnh của 3 nước, tạo nên 1 thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

2. Tìm hiểu khu vực Trung và Nam Mĩ

a. Tự nhiên.

Câu hỏi trang 20 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 3 đọc thông tin và kết hợp với những kiến thức đã học, hãy:

- Cho biết giới hạn, vị trí địa lí khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Nêu đặc điểm đại hình và kể tên các khoáng sản, kiểu thảm thực vật chính ở khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Cho biết tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất.

Hướng dẫn giải:

- Giới hạn, vị trí địa lý của khu vực Trung và Nam Mĩ:

+ Trung và Nam Mĩ kéo dài từ khoảng vĩ tuyến 15oB tới gần vòng cực Nam.

+ Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và lục địa Nam Mĩ.

- Đặc điểm địa hình:

Lãnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

- Khoáng sản: Phong phú, có trữ lượng lớn như thiếc, Man-gan, Sắt, đồng, Chì, Ni-ken, Dầu mỏ, Khí đốt, Than đá, Vàng, Bạc, Nhôm,...

- Trung và Nam Mỹ có gần đủ các kiểu khí hậu trên trái đất vì:

+ Trải dài trên nhiều vĩ độ địa lý nên tác động của bức xạ mặt trời là khác nhau

+ Hai bên đều là bờ biển có dòng biển nóng và dòng biển lạnh chạy qua.

+ Do đặc điểm của địa hình bờ đông là dãy núi Andes chạy dọc theo bờ biển, bờ tây là đồng bằng

b. Kinh tế-xã hội

Câu hỏi trang 21-22 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Đọc thông tin, kết hợp với kiến thức đã học, hãy:

- Cho biết một số vấn đề dân cư, xã hội ở khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Nêu khái quát đặc điểm kinh tế ở khu vực này.

Hướng dẫn giải:

* Một số vấn đề dân cư, xã hội ở khu vực Trung và Nam Mĩ:

+ Dân cư Trung và Nam Mĩ chủ yếu là người lai, do sự hợp huyết giữa người gốc Âu với người gốc Phi và người Anh-Điêng bản địa.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số cao (> 1,7%) nhưng phân bố không đồng đều: Chủ yếu tập trung ở ven biển cửa sông và trên cao nguyên và thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa.

* Khái quát đặc điểm kinh tế ở khu vực Trung và Nam Mĩ:

+ Kinh tế phát triển kém hơn Bắc Mĩ.

+ GDP chỉ chiếm 7,8% GDP Thế Giới (năm 2012).

+ Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

+ Công nghiệp phân bố không đều

+ Kinh tế không ổn định phụ thuộc vào Hoa Kỳ.

+ Một số nước NIC: Brazin, Argentina, Chile, Verexuela

c. Khối thị trường chung Mec-cô-xua

Câu hỏi trang 22 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN. Đọc thông tin, hoàn thành bảng sau viết sơ lược về Khối thị trường chung Mec-cô-xua

Năm thành lập ................................................................................
Các nước thành viên ................................................................................
Mục tiêu của khối ................................................................................

Hướng dẫn giải:

Sơ lược về Khối thị trường chung Mec-cô-xua:

Năm thành lập 1991
Các nước thành viên Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-goay, U-ru-goay. Sau đó có thêm Chi-lê, Bô-li-vi-a gia nhập.
Mục tiêu của khối - Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
- Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.

d. Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn.

Câu hỏi trang 22-23 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Đọc thông tin và liên hệ với kiến thức đã học hãy cho biết:

- Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ A-ma-dôn.

- Việc khai thác rừng A-ma-dôn có tác động như thế nào đến nền kinh tế và môi trường.

Hướng dẫn giải:

* Phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn lên hàng đầu bởi:

+ Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn.

+ Là lá phổi của thế giới.

+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.

+ Tiềm năng phát triển kinh tế.

* Việc khai thác rừng A-ma-dôn có tác động lớn đến nền kinh tế và môi trường. Cụ thể:

+ Khai thác rừng tạo điều kiện phát triển kinh tế nâng cao đời sống vùng đồng bằng amazon.

+ Tuy nhiên nếu khai thác bừa bãi sẽ tự hủy hoại môi trường amazon sẽ tác động xấu đến khí hậu và cân bằng sinh thái của khu vực và toàn thế giới

C. Hoạt động luyện tập

Câu hỏi trang 23 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Cho bảng số liệu sau:

Tỉ trọng GDP của các khu vực ở châu Mĩ.

Năm
Khu vực
2005 2012
Khu vực Bắc Mĩ 88,6 77,6
Khu vực Trung và Nam Mĩ 11,4 22,4
Châu Mĩ 100,0 100,0

- Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ trọng GDP của các khu vực ở châu Mĩ năm 2005 và năm 2012

- Từ biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân.

Hướng dẫn giải:

Ta có biểu đồ (như hình)

* Nhận xét:

- Tỉ trọng GDP năm 2005 của Bắc Mĩ cao hơn Trung và Nam Mĩ gấp 7,8 lần

- Tỉ trọng GDP năm 2012 của Bắc Mĩ cao hơn Trung và Nam Mĩ gấp 3,5 lần

- Năm 2012 tỉ trọng GDP của Bắc Mĩ giảm đi nhưng tỉ trọng GDP của Trung và Nam Mĩ tăng do đã có một số chính sách cải thiện kinh tế

* Nguyên nhân:

- Do trình độ khoa học kĩ -kĩ thuật của Bắc Mĩ cao, quá trình đô thị hóa,... trong khi các nước Trung và Nam Mĩ đang trong quá trình phát triển

- Tỉ trọng GDP của Bắc Mĩ giảm do các nước ở Bắc Mĩ đang bị cạnh tranh quyết liệt: Nhật và Liên Minh Châu Âu...

D-E. Hoạt động vận dụng- Tìm tòi mở rộng

Câu hỏi trang 23 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Vận dụng kiến thức đã học về vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn, hãy liên hệ với việc khai thác và bảo vệ rừng ở Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

Từ vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn ta nhận thấy được vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu thực trạng các vấn đề tài nguyên, môi trường biển đang đối mặt hiện nay và tổng kết một số hướng giải pháp cụ thể đang được áp dụng tại nhiều nước nhằm hướng đến quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển