Bài 20: Dân cư, xã hội Châu Mĩ - trang 7 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN
A. Hoạt động khởi động
Câu hỏi trang 7 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy kể tên một số chủng tộc ở châu Mĩ và cho biết sự đa dạng về chủng tộc có ảnh hưởng như thế nào đến dân cư và xã hội ở châu lục này.
Hướng dẫn giải:
- Một số chủng tộc ở châu Mĩ: Chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít,...
- Sự đa dạng về chủng tộc có ảnh hưởng đến dân cư và xã hội ở châu Mĩ đó là:
+ Trước thế kỉ XV: ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it, đó là người E-xki-mô và người Anh-điêng.
+ Thế kỉ XV đến nay: sau trào lưu di dân, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: người Môn-gô-lô-it (bản địa), người Ơ-rô-pê-ô-it, người Nê-grô-it và người Môn-gôlô-it từ Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, sự hòa huyết giữa các chủng tộc đã hình thành nhóm người lai ở châu Mĩ.
B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Khám phá về vùng đất của dâ nhập cư có thành phần chủng tộc đa dạng.
Câu hỏi trang 7 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 1 và đọc thông tin, hãy:
- Cho biết các luồng nhập cư vào châu Mĩ
- Giải thích tại sao châu Mĩ lại có thành phần chủng tộc đa dạng.
Hướng dẫn giải:
* Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
- Người Môn-gô-lô-it di dân đến châu Mĩ từ thời tiền sử, họ chia thành người E-xki-nổ ở vùng cực Bắc châu Mĩ và người Anh-điêng phân bố khắp lãnh thổ châu Mĩ.
- Trào lưu di dân từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX: người Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha từ châu Âu đến; người Trung Quốc và Nhật Bản từ châu Á đến; người Nê-grôit ở châu Phi bị bắt đưa sang làm nô lệ,...
*Châu Mĩ lại có thành phần chủng tộc đa dạng vì châu Mỹ trước kia có người Et-xki-mô và người Anh điêng sinh sống. Sau đó, khi các nước tư bản phát triển họ cần thêm nguyên liệu nên có nhiều cuộc phát kiến địa lý mới. Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ, dân châu âu di cư sang ngoài ra họ còn đưa người Châu Phi sang làm nô lệ nên xuất hiện người lai nên châu Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạ.
2. Tìm hiểu về dân số và phân bố dân cư.
Câu hỏi trang 9 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 2 và đọc thông tin hãy:
- Trình bày khái quát đặc điểm dân số châu Mĩ.
- Hoàn thành bảng sau và rút ra nhận xét về phân bố dân cư châu Mĩ
Mật độ dân số | Vùng phân bố chủ yếu |
---|---|
Dưới 1 người/km2 | |
Từ 1-10 người/km2 | |
Từ 11-50 người/km2 | |
Từ 51-100 người/km2 | |
Trên 100 người/km2 |
Hướng dẫn giải:
Mật độ dân số | Vùng phân bố chủ yếu |
---|---|
Dưới 1 người/km2 | Bán đảo a-lat-xca và phía bắc Canađa |
Từ 1-10 người/km2 | Khu vực hệ thống Cooc-đi-e |
Từ 11-50 người/km2 | Dãy đồng bằng hẹp bên Thái Bình Dương |
Từ 51-100 người/km2 | Phía đông Hoa Kì |
Trên 100 người/km2 | Dải đất ven hồ phía nam Hồ Lớn và vùng đồng bằng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì |
* Nhận xét:
- Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đồng đều giữa phía Tây và phía Đông, miền bắc và miền nam
- Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2, kế đó là miền núi Cooc-đi-e Hoa Kì, mật độ dân số đông nhất là vùng đông bắc Hoa Kì: từ dải đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây Dương. mật độ dân số trên 100 người/km
3. Tìm hiểu một số đặc điểm đô thị hóa.
Câu hỏi trang 11 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 2 và đọc thông tin, hãy:
- Nêu tên một số đô thị ở châu Mĩ có số dân trên 8 triệu người.
- Cho biết sự khác nhau giữa đô thị hóa giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ.
Hướng dẫn giải:
- Một số đô thị ở châu Mĩ có số dân trên 8 triệu người: Xantiago, Xao Paolo, Lima, Mehico, Nui Oóc, Otaoa, Sicago,...
* Sự khác nhau giữa đô thị hóa giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ:
+ Bắc Mĩ: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, kinh tế phát triển. Tỉ lệ dân đô thị tăng, xuất hiện nhiều đô thị mới, ít có tiêu cực
+ Trung và Nam Mĩ: Dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa nhưng kinh tế còn chậm phát triển nên dẫn đến những hậu quá nghiêm trọng. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế chậm phát triển, để lại nhiều hậu quả tiêu cực.
4. Tìm hiểu khái quát một số vấn đề xã hội.
Câu hỏi trang 12 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Đọc thông tin, liên hệ với những hiểu biết của mình, hãy cho biết, một số tồn tại trong xã hội châu Mĩ
Hướng dẫn giải:
Một số tồn tại trong xã hội châu Mĩ:
- Quản lí xã hội gặp nhiều khó khăn do tình trạng nhập cư, chủng tộc đa dạng
- Chênh lệch mức sống các nước châu Mĩ khá lớn.
- Giải quyết việc làm ở các đô thị
- Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo
C. Hoạt động luyện tậpCâu 1. trang 12 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Tại sao dân cư châu Mĩ phân bố rất không đồng đều giữa các khu vực.
Hướng dẫn giải:
Dân cư châu Mĩ phân bố rất không đồng đều giữa các khu vực vì châu Mĩ chịu ảnh hưởng của sự phân hóa tự nhiên, lịch sử nhập cư lâu dài nên dân cư châu Mĩ phân bố không tự nhiên
Câu 2. trang 12: Hãy cho biết vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ.
Hướng dẫn giải:
Đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ đã gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp:
- Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.
- Các tệ nạn xã hội.
- An ninh, trật tự xã hội.
- 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mĩ phải sống ở ngoại ô và những khu nhà ổ chuột,...
D-E. Hoạt động vận dụng-Tìm tòi mở rộngCaau 1. trang 12 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Liên hệ kiến thức đã học, hãy trình bày ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lí đối với lịch sử nhập cư đến nay.
Hướng dẫn giải:
- Chứng minh cho giả thuyết trái đất hình cầu, cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học…
- Sau những cuộc phát kiến này giúp con người như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân…có thể giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới, mở rộng giao thương, truyền đạt văn hóa. Hoạt động buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập
- Một làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII với những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ.
- Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân
Câu 2. trang 12: Sưu tầm một số thông tin thể hiện sự đa dạng về thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ
Hướng dẫn giải:
- Trước thế kỉ XVI, có người Ex-ki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít sinh sống
- Do lịch sử nhập cư lâu dài, Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng: Môn-gô-lô-ít, Ơrô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít, Các chủng tộc ở Châu Mĩ đã hoà huyết, tạo nên các thành phần người lai.
- Các luồng nhập cư khiến cho thành phần dân cư ở châu Mĩ rất đa dang (người da đen, da trắng, da vàng và người lai).
- Đa số thành phần dân cư châu Mỹ là dân nhập cư thuộc đủ các chủng tộc trên thế giới. (chủng tộc Nê-gro-it bị bắt sang làm nô lệ, chủng tôc Ơ-rô-pê-ô-ít sang xâm chiếm đất đai,. v. v…) Mà khi mỗi chủng tộc sống với nhau thì sẽ hòa quyện huyết thống tạo ra chủng tộc người lai. Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.
Bài trước: Bài 19: Tự nhiên Châu Mĩ - trang 3 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN Bài tiếp: Bài 21: Kinh tế Châu Mĩ - trang 13 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN