Trang chủ > Lớp 7 > Giải Khoa học xã hội VNEN > Bài 19: Tự nhiên Châu Mĩ - trang 3 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN

Bài 19: Tự nhiên Châu Mĩ - trang 3 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN

A. Hoạt động khởi động

Câu hỏi trang 3 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu nào và nêu những hiểu biết của em về thiên nhiên ở châu Mĩ.

Hướng dẫn giải:

+ Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

+ Thiên nhiên châu Mĩ: có rừng lá kim, rừng cận nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng rậm nhiệt đới, xavan, thảo nguyên, hoang mạc và nửa hoang mạc

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về giới hạn và vị trí địa lí

Câu hỏi trang 3 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 1 và đọc thông tin hãy nêu vị trí địa lí châu Mĩ.

- Xác định giới hạn và nêu vị trí địa lí của châu Mĩ

- Tìm vị trí của kênh đào Pa-na-ma và cho biết kênh đào này nối hai đại dương nào.

Hướng dẫn giải:

* Giới hạn và vị trí địa lí của châu Mĩ:

- Châu Mĩ có diện tích 42 triệu km2 bao gồm Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.

- Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. (Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương)

- So với các châu lục khác châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả từ vùng cực bắc đến vùng cận cực Nam

* Vị trí của kênh đào Pa-na-ma:

=> Kênh đào này nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

2. Tìm hiểu về địa hình và khoáng sản.

Câu hỏi trang 4 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 1 và đọc thông tin hãy:

- Nêu đặc điểm địa hình châu Mĩ. Cho biết tên một số đồng bằng, sơn nguyên lớn và một số dãy núi cao có độ cao 2000m ở châu Mĩ

- Kể tên các khoáng sản ở châu Mĩ và cho biết sự phân bố của chúng.

Hướng dẫn giải:

* Đặc điểm địa hình châu Mĩ chia làm 3 khu vực:

- Phía Tây là các dãy núi cao, đồ sộ, hiểm trở kéo dài từ bắc xuống nam (Cóoc – đi – e và An – đét. )

- Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn (ddồng bằng A-ma-dôn) có nhiều giá trị đối với sản xuất nông nghiệp.

- Ở phía Đông chủ yếu là các sơn nguyên.

+ Một số đồng bằng lớn ở châu Mĩ: Đồng bằng A-ma-dôn, Đồng bằng Pam-pa, Đồng bằng La-pla-ta, Đồng bằng duyên hải Mê-hi-cô, Đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương, Đồng bằng trung tâm

+ Một số sơn nguyên lớn ở châu Mĩ: Sơn nguyên Bra-xin, sơn nguyên Guy-a-na, sơn nguyên Mê-hi-cô

+ Một số dãy núi có độ cao trên 2000m ở châu Mĩ: Dãy An-det, Hệ thống núi Cooc-die

3. Tìm hiểu về khí hậu

Câu hỏi trang 5 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Quan sát hình 2 và hiểu biết của em, hãy:

- Nêu tên các đới và kiểu khí hậu ở châu Mĩ

- Cho biết tại sao châu Mĩ có nhiều đới và kiểu khí hậu

Hướng dẫn giải:

* Các đới khí hậu ở châu Mĩ:

+ Đới khí hậu cực

+ Đới khí hậu cận cực

+ Đới khí hậu ôn đới

+ Đới khí hậu cận nhiệt

+ Đới khí hậu nhiệt đới

+ Đới khí hậu cận xích đạo

+ Đới khí hậu xích đạo

=> Trong đó đới khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

* Kiểu khí hậu ở châu Mĩ:

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa; Kiểu khí hậu ôn đới hải dương, kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa, kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Châu Mĩ có nhiều đới và kiểu khí hậu là bởi: Châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến gần vùng cực Nam, trải qua nhiều vĩ độ địa hình đa dạng, nhiều núi cao, đồng bằng rộng và sơn nguyên lớn

4. Tìm hiểu về sông ngòi và thảm thực vật

Câu hỏi trang 5 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Dựa vào hình 1 và kiến thức đã học hãy:

- Kể tên một số sông lớn ở châu Mĩ.

- Cho biết các kiểu thảm thực vật chính ở châu Mĩ. Tại sao ở châu lục này lại có nhiều kiểu thảm thực vật?

Hướng dẫn giải:

- Một số con sông lớn ở châu Mĩ: sông Mi- xi- xi- pi, sông A- ma- dôn, sông Pa- ra- na,....

- Các kiểu thảm thực vật chính ở châu Mĩ: rừng là kim, rùng cận nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng rậm nhiệt đới, xavan, bán hoang mạc, hoang mạc,...

- Châu Mĩ có thảm thực vật phong phú bởi vì: Châu Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ, có nhiều đới khí hậu khác nhau, địa hình phức tạp, hướng gió thay đổi, đa dạng thảm thực vật.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. trang 5 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Hãy lập sơ đồ về đặc điểm tự nhiên ở châu Mĩ.

Câu 2. trang 6: Quan sát hình 3a, 3b và kiến thức đã học, hãy:

- Hoàn thành bảng sau:

Sườn tây dãy An-đet Sườn đông dãy An-đet
Độ cao Đai thực vật Độ cao Đai thực vật
0-1000 0-1000
1000-2000 1000-2000
2000-3000 2000-3000
3000-4000 3000-4000
Trên 5000 4000-5000
Trên 5000

- Cho biết tại sao từ độ cao 0 - 1000 mét của dãy Andet, ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc?

Hướng dẫn giải:

Sườn tây dãy An-đet Sườn đông dãy An-đet
Độ cao Đai thực vật Độ cao Đai thực vật
0-1000 Đai thực vật 0-1000 rừng nhiệt đới
1000-2000 Thực vật nửa hoang mạc 1000-2000 rừng lá rộng
2000-3000 Cây bụi xương rồng 2000-3000 rừng lá kim
3000-4000 Đồng cỏ, cây bụi đồng cỏ cây bụi và đồng cỏ núi cao 3000-4000 đồng cỏ
Trên 5000 Băng tuyết 4000-5000 đồng cỏ núi cao
Trên 5000 băng tuyết

* Từ độ cao 0-1000 m của dãy An-Đet ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn sườn tây là thực vật nửa hoang mạc vì:

- Ở sườn Tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru (đây là một dòng biển lạnh, khi hơi nước từ biển vào gặp dòng biển này thì ngưng tụ tạo thành mưa, bởi vậy khi vào đất liền không còn hơi nước trở nên hanh và khô) bởi vậy ở sườn Tây mới có đai thực vật nửa hoang mạc.

- Còn ở sườn Tây do ảnh hưởng của gió mậu dịch (gió tín phong) nên mới có thực vật nhiệt đới.

D-E. Hoạt động vận dụng-Tìm tòi mở rộng

Câu hỏi trang 4 Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN: Hãy sưu tập thông tin, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nói về ý nghĩa của kênh đào Pa-na-ma

Hướng dẫn giải:

Kênh đào Pa na ma là một kênh đào lớn nằm trên khu vực châu Mĩ, đi ngang giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dươn. Như chúng ta đã biết châu Mĩ được chia cắt thành hai nửa địa hình, rút ngắn được quãng đường từ Thái Bình Dương qua Địa Tây Dương đồng thời cung cấp một lượng lớn nước sinh hoạt cho người dân trên khu vực này. Kênh đào Panama đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế, rút ngắn được thời gian vận chuyển, giao lưu kinh tế được dễ dàng, đặc biệt cho Hoa Kì. Không chỉ vậy, kênh đào Panama còn giúp giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm, an toàn cho người và hàng hoá, đem lại nguồn thu lớn cho Panama thông qua thuế hải quan. Việc sử dụng tuyến đường biển đi qua Kênh đào sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển hàng hoá từ Châu Âu tới các bang miền Tây nước Mỹ và từ Đông Á tới các bang miền Đông nước Mỹ, do tránh được việc phải đi vòng qua đi cực nam Châu Mỹ. Kênh đào Panama còn được nhiều nước trong khu vực sử dụng để kết nối chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu với các thị trường Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Nếu kênh đào bị đóng cửa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Hoa Kỳ và toàn thế giới.