Trang chủ > Lớp 4 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 > Tuần 35 (trang 111 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1)

Tuần 35 (trang 111 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1)

Em hãy lập bảng thống kê những bài tập đọc trong chủ điểm Khám phá thế giới (hoặc Tình yêu cuộc sống):

Khám phá thế giới

TTTên bài Tác giả Thể loại Nội dung chính
1
2
3
4
5
6

Trả lời:

TTTên bài Tác giả Thể loại Nội dung chính
1 Đường đi Sa Pa Nguyễn Phan Hách Văn xuôi Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên ở Sa Pa, bày tỏ tình cảm yêu mến cảnh đẹp của đất nước.
2 Trăng ơi từ đâu đến Trần Đăng Khoa Thơ Biểu lộ tình cảm gắn bó với quê hương với đất nước.
3 Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Hồ Diệu Tẩn; Đỗ Thái Văn xuôi Maj-gien-lăng đã cùng đoàn thủy thủ trong chuyến thám hiểm hơn một nghìn ngày và đã đưa ra khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và thêm nhiều vùng đất mới.
4 Dòng sông mặc áo Nguyễn Trọng TạoThơ Dòng sông duyên dáng luôn thay đổi màu - sáng, trưa, chiều, tối - như mỗi lúc lại khoác lên mình một cái ảo mới.
5 Ăng-co Vát Sách Những kì quan thể giới Văn xuôi Ca ngợi vẻ đẹp của khu đền Ăng-co-vát ở Cam-pu-chia
6 Con chuồn chuồn nướcNguyễn Thế Hội Văn xuôi Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước và thể hiện tình yêu đối với quê hương

Tình yêu cuộc sống

TTTên bài Tác giả Thể loại Nội dung chính
1
2
3
4
5

Trả lời:

TTTên bài Tác giả Thể loại Nội dung chính
1 Vương quốc vắng nụ cười Trần Đức Tiến Văn xuôi Ở một vương quốc nọ, cuộc sống của người dân ở đó rất buồn chán và có nguy cơ tàn lụi vì không có tiếng cười: Nhờ một cậu bé, nhà vua và cả vương quốc đã biết cười, thoát khỏi cảnh buồn chán và nguy cơ tàn lụi.
2 Ngắm trăng, Không đề Hồ Chí MinhThơ Cả 2 bài thơ được sáng tác trong các hoàn cảnh hết sức đặc biệt và đều nói về tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác Hồ.
3 Tiếng cười là liều thuốc bổ Báo: Giáo dục và thời đại Văn xuôi Tiếng cười, sự hài hước khiến con người khỏe mạnh, sống lâu hơn.
4 Ăn "mầm đá" Truyện dân gian Việt Nam Văn xuôiCa ngợi Trạng Quỳnh là người thông minh, vừa biết cách làm cho Chúa Trịnh ăn ngon miệng, vừa khéo léo răn Chúa.

1) Lập bảng thống kê những từ đã được học ở các tiết Mở rộng vốn từ trong chủ điểm Tình yêu cuộc sống hoặc Khám phá thế giới.

Khám phá thế giới

Hoạt động du lịch:

- Đồ cần sử dụng cho chuyến du lịch:

- Phương tiện giao thông:

- Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch:

- Địa điểm tham quan và du lịch:

- Tục ngữ:

Hoạt động thám hiểm:

- Đồ dùng cần thiết trong cuộc thám hiểm:

- Khó khăn và nguy hiểm cần phải vượt qua:

- Các đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm:

Tình yêu cuộc sống

- Các từ có tiếng lạc(lạc nghĩa là mừng, vui):

- Các từ phức chứa tiếng vui:

- Từ miêu tả tiếng cười:

- Tục ngữ:

Trả lời:

Khám phá thế giới

Hoạt động du lịch:

- Đồ dùng cần thiết cho chuyến du lịch: Lều trại; quần áo thể thao; dụng cụ thể thao; quần áo bơi; bóng; thiết bị nghe nhạc; đồ ăn; lưới; vợt; quả cầu; nước uống...

- Phương tiện giao thông: Ô tô; xe buýt; ga tàu; bến xe; bến tàu; xe máy; xe xích lô; tàu thủy; tàu hỏa; máy bay; tàu điện; bến phà; vé tàu; vé xe; sân bay.

- Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch: Khách sạn; phòng nghỉ; công ti du lịch; hướng dẫn viên; nhà nghỉ; tua du lịch.

- Địa điểm tham quan, du lịch: Bãi biển; thác nước; bảo tàng; đền; chùa; công viên; di tích lịch sử.

- Tục ngữ:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Hoạt động thám hiểm:

- Đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm: La bàn; đèn pin; dao; lều trại; quần áo; đồ ăn; nước uống; bật lửa.

- Khó khăn và nguy hiểm cần vượt qua: Bão; rừng rậm; sa mạc; tuyết mưa; gió; thú dữ; núi cao; vực sâu; sóng thần.

- Các đức tính cần thiết của những người tham gia đoàn thám hiểm: Kiên trì; táo bạo; sáng tạo; dũng cảm; can đảm; tò mò; ham hiểu biết; không ngại khó ngại khổ; thích khám phá; thích tìm tòi.

Tình yêu cuộc sống

- Các từ có tiếng lạc(lạc nghĩa là vui, mừng): Lạc quan, lạc thú...

- Các từ phức có chứa tiếng vui: Vui chơi; vui thích; vui sướng; giúp vui; mua vui; vui lòng; vui tươi; vui vẻ; vui vui; vui tính; vui nhộn.

- Từ miêu tả tiếng cười: Cười khanh khách; cười sằng sặc; cười sặc sụa; cười hơ hớ; cười rúc rích; cười hi hi; cười ha ha; cười hì hì; cười hi hí.

- Tục ngữ:

Nhờ trời mưa thuận gió hoà

Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau.

Chim, gà, cá, lợn, cành cau

Mùa nào thức ấy giữ màu quê hương

2) Giải nghĩa một trong số những từ em vừa thống kê được ở bài tập trên. Đặt câu với từ đó.

- Giải nghĩa từ: ..................................

- Đặt câu: .......................................

Trả lời:

- Giải nghĩa từ: lạc quan đó là có cách nhìn, thái độ tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp.

- Đặt câu: Bác em có cái nhìn rất lạc quan.

Đọc trích đoạn về Cây xương rồng (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 163). Dựa vào các chi tiết mà tác giả đã cung cấp trong bài và dựa vào quan sát riêng của bản thân, em hãy viết đoạn văn miêu tả một cây xương rồng mà em đã từng thấy.

(Gợi ý: Cần chú ý miêu tả các đặc điểm tiêu biểu của cây, đưa thêm ý nghĩ và cảm xúc của bản thân vào đoạn tả).

Trả lời:

Trước sân nhà ngoại em có trồng một cây xương rồng tay tiên rất to. Thân của nó có màu xanh sẫm, nắng hay mưa vẫn đứng im lìm như một hình nhân. Gốc cây có hình trụ, đã hơi hóa gỗ. Từ cái gốc vững chãi ấy đã mọc lên những cành xương rồng to bản, hình trứng, dẹp và nạc, phân thành từng khúc, thuôn hình trứng, có cành dài khoảng hơn 20cm. Trên đó, những gai sắc và nhọn mọc chi chít.

Từ đầu những cành cây gai góc đó có những cành xương rống non đâm ra, lúc đầu chỉ be bé như những chiếc muỗng canh rồi dần dần to dần và ngày càng trở nên cứng cáp. Rồi cũng từ những cành đầy gai đó có những bông hoa xinh xắn có màu đỏ tươi làm thân mẹ trở nên nổi bật hơn.

Mẹ bảo bà ngoại rất thích xương rồng bởi vì loài cây này có một khả năng chịu đựng phi thường. Chúng có sức sống dẻo dai và thật đáng để con người chúng ta phải thán phục. Có lẽ, để chứng minh cho lời nói đó mà cây xương rồng vẫn đứng ở đó, mặc cho những ngày nắng chói chang và khô rát của vùng đất phương Nam, cây vẫn không hề kém đi phần tươi tốt. Dường như cây càng tươi hơn và ngoan cường hơn và sắc hoa cũng như tươi hơn.

1) Đọc truyện Có một lần (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 164). Tìm trong bài đọc sau đó viết lại:

- Một câu hỏi: ............................

- Một câu kể: ..............................

- Một câu cảm: .............................

- Một câu khiến: ..........................

Trả lời:

- Một câu hỏi: Răng em bị đau, có phải không?

- Một câu kể: Có 1 lần trong giờ tập đọc, tôi cầm tờ giấy nhét vào mồm.

- Một câu cảm: Bộng răng sưng của bạn ấy đã chuyển sang má khác rồi!

- Một câu khiến: Em về nhà đi!

2) Viết lại các trạng ngữ chỉ thời gian và chỉ nơi chốn có trong bài.

- Trạng ngữ chỉ thời gian: ....................................

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: .................................

Trả lời:

- Trạng ngữ chỉ thời gian: Có 1 lần trong giờ tập đọc, tôi…

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ngồi trong lớp tôi lấy lưỡi...

1) Viết tiếp để hoàn chỉnh 2 khổ thơ dưới đây của bài Nói với em:

Nếu nhắm mắt lại...............

................... những bà tiên

................. đi hài bảy dặm

.................. cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt..............

Đã nuôi em...............

..................... sớm khuya vất vả

...................... lại mở ra ngay.

Trả lời:

Nếu nhắm mắt lại nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy những bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

2) Bài thơ Nói với em muốn nói với em điều gì?

Trả lời:

Bài thơ nói về tình yêu thương của gia đình, cuộc sống giữa thiên nhiên, thế giới cổ tích nhiệm màu của trẻ em.

Đọc trích đoạn viết về chim bồ câu (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 165). Dựa vào các chi tiết mà tác giả đã cung cấp và dựa vào quan sát riêng của bản thân, em hãy viết một đoạn văn để miêu tả hoạt động của chim bồ câu.

(Gợi ý: Cần chú ý miêu tả các đặc điểm nổi bật của loài chim bồ câu, đưa thêm ý nghĩ và cảm xúc của bản thân vào đoạn tả).

Trả lời:

Sáng sớm, bầu trời sáng trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu trắng tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vun vút từng không, lúc thì xòe đôi cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua hàng cây trước sân rồi từ từ đáp xuống mái nhà. Đôi chim bồ câu chúc đầu vào nhau, cái đuôi xòe ra, cặp cánh khép lại, khẽ cất tiếng gù quen tai. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau bay xuống trước sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại tìm xem có gì ăn. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình mập trông chúng thật dễ thương và đáng yêu vô cùng.

Chọn đáp án đúng

1) Nhân vật chính trong đoạn trích có tên là gì?

[.. ] Li-li-pút

[.. ] Gu-li-vơ

[.. ] Không có tên

Trả lời:

Gu-li-vơ

2) Có các nước tí hon nào trong đoạn trích này?

[.. ] Chỉ có nước Li-li-pút

[.. ] Chỉ có nước Bli-phút

[.. ] Có hai nước Bli-phút và Li-li-pút

Trả lời:

Bli-phút và Li-li-pút

3) Nước nào định mang quân đến xâm lược nước láng giềng?

[.. ] Li-li-pút

[.. ] Bli-phút

[.. ] Cả 2 nước

Trả lời:

Bli-phút

4) Vì sao khi nhìn thấy Gu-li-vơ, quân địch lại “phát khiếp”?

[.. ] Vì thấy người lạ.

[.. ] Vì nhìn thấy Gu-li-vơ quá cao lớn,

[.. ] Vì Gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắt.

Trả lời:

Vì nhìn thấy Gu-li-vơ quá cao lớn,

5) Vì sao Gu-li-vơ khuyên nhà vua nước Li-li-pút hãy từ bỏ ý định xâm chiếm và biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút?

[.. ] Vì Gu-li-vơ ghét yêu hoà bình, chiến tranh xâm lược.

[.. ] Vì Gu-li-vơ không muốn đánh nhau với quân địch.

[.. ] Vì Gu-li-vơ đang sống ở nước Bli-phút.

Trả lời:

Vì Gu-li-vơ yêu hoà bình, ghét chiến tranh xâm lược.

6) Nghĩa của chữ hoà trong hoà ước giống với nghĩa của chữ hoà nào sau đây?

[.. ] Hoà nhau

[.. ] Hoà tan

[.. ] Hoà bình

Trả lời:

Hoà bình

7) Câu Nhà vua lệnh cho tôi đem quân đánh tan hạm đội địch là loại câu gì?

[.. ] Câu kể

[.. ] Câu hỏi

[.. ] Câu khiến

Trả lời:

Câu kể

8) Trong câu Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, bộ phận nào đóng vai trò chủ ngữ?

[.. ] Tôi

[.. ] Quân trên tàu

[.. ] Trông thấy

Trả lời:

Quân trên tàu

Viết một đoạn văn để miêu tả ngoại hình của một con vật mà em rất thích.

Trả lời:

Mẫu 1: Đoạn văn miêu tả ngoại hình con chó.

Bài làm

Hôm chủ nhật vừa rồi, em đến nhà chú Tiến chơi. Chú đã cho em một con chó. Em rất thích thú đem về nuôi và đặt tên cho nó là Milu.

Milu đã được ba tháng tuổi. Nó to như một quả bí to. Bộ lông của nó vàng mượt có những đốm trắng. Bốn chân ngắn, lông bàn chân có màu đen trông như nó có mang tất vậy. Milu hồi nhỏ được bú sữa mẹ đầy đủ nên trông nó rất mập mạp, bụng tròn lắm. Cái đầu tròn chỉ bằng trái banh tennis, hai tai của nó cụp xuống trông thật dễ thương. Hai mắt Milu tròn, con ngươi có màu nâu sẫm, mũi lúc nào cũng ươn ướt, trên mép có vài cọng ria. Tuy còn nhỏ nhưng Milu đã có hàm răng sắc lắm, bốn cái răng nanh dài và nhọn hoắt. Còn bé nhưng Milu trông rất nhanh nhẹn, nó hay chạy loanh quanh khắp sân nhà, nhảy lên nhảy xuống bậc thềm như tự đùa giỡn. Nó hay chạy đến quấn lấy chân em. Có lúc lại cắn lấy gấu quần em rồi giật giật như muốn tỏ ý muốn em chơi cùng nó. Milu đã biết sủa khi có người lạ, mặc dù tiếng sủa vẫn còn “non” lắm, chưa đanh như con mực của nhà bác Mạnh hàng xóm.

Bố em đóng đóng một cái chuồng nhỏ để ở góc sân để làm nhà cho Milu. Có lúc nó quậy phá, công hết giẻ lót trong chuồng ra vứt khắp sân, mẹ em nhìn thấy lại túm sau gáy nó, dùng roi mấy nhịp nhịp vào mông nó và dọa: “Không được phá nữa, nếu phá sẽ bị ăn đòn”. Như hiểu được lời của mẹ, nó cụp đuôi có vẻ hối lỗi. Milu phản xạ rất nhanh mỗi khi nghe thấy tiếng động ngoài cửa, nó nhổm dậy, nghiêng tai để nghe ngóng. Thấy có người lạ đến, nó chồm lên và sủa inh ỏi, xem ra cũng dữ dằn lắm! Ông em bảo con chó này rất khôn, dạy nó từ nhỏ lớn lên nó sẽ giữ nhà tốt lắm. Nó rất thích đùa giỡn với em, em ném quả bóng bàn ra xa, nó đuổi theo chụp. Có lúc nó đuổi theo em chạy khắp sân. Mỗi khi nhìn thấy em đi học về, nó liền chạy ra cửa, rên ư ử trong cổ họng, hai chân trước chồm lên và đuôi ngoáy tít như tỏ ý vui mừng. Ai trong nhà đi đâu về, nó cũng chạy ra ngõ đón rồi thể hiện vẻ cuống quýt mừng như thế. Nhưng gặp người lạ thì nó thể hiện thái độ khác hẳn, mặt gườm gườm như canh chừng. Milu không thích lũ chuột, ra ngõ mà thấy con chuột nào chạy ngang qua nó liền đuổi theo ngay, sủa um.

Cả nhà em ai cũng đều thích Milu, mẹ cho nó ăn và tắm cho nó rất sạch sẽ. Em xem chú ta như một người bạn nhỏ.

Mẫu 2: Đoạn văn miêu tả ngoại hình con công.

Bài làm

Em đã có lần được ba mẹ đưa đến Thảo Cầm Viên chơi, biết được nhiều con thú lạ như: ngựa vằn, hà mã, rái cá, vẹt... nhưng em thích nhất vẫn là chú công với cái đuôi đầy màu sắc rực rỡ

Em đứng trước chuồng công rất lâu để ngắm những con công. Em không ngờ rằng chú ông trống lại có bộ lông đuôi đẹp đến thế.

Chú công cao chừng năm, sáu tấc. Thân chú to guống như một chiếc lu nhỏ. Cái đầu có vẻ bé xíu so với thân hình. Trên đầu có một túm lông dài xòe ra như đang đội một chiếc vương miện. Chiếc cổ cong cong khiến phần đầu của chú trông thật hài hòa. Hai chân cao khẳng khiu, bàn chân có các móng dài. Hai cánh to úp vào sát thân hình. Em nghĩ nếu mà công sải cánh thì chắc cánh của nó cũng dài khoảng một mét. Toàn thân chú ta được phủ bộ lông màu xanh bạc. Lông cổ, lông cánh rất bóng mượt. Trên lưng, lông xếp thành từng lớp nhỏ như mái ngói. Điểm thu hút nhất là chiếc đuôi, đó là một thứ xiêm áo với nhiều sắc màu rực rỡ mà chỉ có công trống mới có. Thật là oái ăm làm sao! Công mái lại không được sở hữu vẻ đẹp như vậy. Mỗi chiếc lông đuôi óng ánh có màu xanh sẫm, được tô điểm bằng những đốm tròn có màu vàng như mặt trăng thu nhỏ. Ngoài màu vàng, còn có các màu sắc khác pha trộn trông rất đẹp mắt. Khi công múa, đuôi của nó xòe ra như một chiếc quạt lớn có đính hàng trăm viên ngọc lóng lánh. Em chợt nhớ tới câu chuyện cô giáo kể. Ngày xưa, công có bộ lông đen không được đẹp, nhờ quạ vẽ cho nên mới có bộ lông đuôi sặc sỡ như thế. Chiếc đuôi xếp lại trông dài lắm, em ước chừng phải đến cả mét. Múa xong, chú ta đủng đỉnh đi qua qua đi lại trong chuồng, thể hiện vẻ tự hào về vẻ đẹp của mình. Em đứng nhìn với lòng đầy ngưỡng mộ.

Em nghĩ nước ta được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều thứ; rừng vàng, biển bạc, nhiều muông thú quý hiếm. Công cũng là một loài chim quý cần được bảo vệ. Em mong vườn thú của thành phố càng ngày càng có những loài thú đẹp và quý hiếm để chúng em đến tham quan, học tập.