Trang chủ > Lớp 4 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 > Tuần 33 (99 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)

Tuần 33 (99 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)

1) Điền các tiếng có nghĩa ứng với các chỗ chấm dưới đây:

a am an ang
tr trà, trả (lời)........
ch
d ch nh th
iêudiễu (diễu hành),..........
iu

Trả lời:

a am an ang
tr trà, trả (lời), thanh tra, trá hình, trả bài, tra khảo, dối trá, tra hỏi, trả giá
trảm, rừng tràm, quả trám, trạm, xá, trám răng, trạm xăng
tràn, trán, tràn ngập, tràn lantrang vở, trang hoàng, trang bị, trang điểm, trang phục, trang nghiêm,
ch cha mẹ, chả giò, chà là, chung chạ, chà đạp, chà xát, chả trách
áo chàm, bệnh chàm, chạm cốc, chạm trán, chạm nọc
chán chê, chan hòa, chán nản, chán ghét, chạn bếp, chan canh
chẫu chàng, chàng trai, chạng rạng, chạng vạng
d ch nh th
iêu diễu (diễu hành), diệu kế, kì diệu, cánh diều, diều hâu, diệu vợi, diễu binh
chiêu đãi, chiều chuộng, trải chiếu, chiêu sinh, chiều cao, chiếu phim,
bao nhiêu, nhiễu sự, nhiêu khê, phiền nhiễu, nhiễu sóng
thiêu đốt, thiểu não, thiếu nhi, thiêu thân, thiếu niên, thiểu số, thiếu thốn
iudịu mát, dịu dàng, dìu dắt, dịu ngọt
chịu khổ, chịu khâu nhíu lại, nhíu mắt, nói nhịu...
thức ăn thiu, thiu ngủ

2) Tìm nhanh

a) - Những từ láy trong đó tiếng nào cũng có bắt đầu bằng âm tr.

M: tròn trịa, ................................

- Những từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch.

M: chông chênh, .....................................

b) - Những từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iêu.

M: liêu xiêu, .............................

- Những từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu.

M: líu ríu, .....................

Trả lời:

a)- Những từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr.

M: trơ trẽn, trùng trục, tròng trành, tròn trịa, trắng trẻo, tráo trở

- Những từ láy trong đó tiếng nào cũng có bắt đầu bằng âm ch.

M: chống chếnh, chong chóng, chông chênh, chói chang

b) - Những từ láy trong đó tiếng nào cũng có chứa vần iêu.

M: liêu xiêu, thiêu thiếu

- Những từ láy trong đó tiếng nào cũng có chứa vần iu.

M: chiu chíu, líu ríu, dìu dịu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI

1) Trong mỗi câu sau đây, từ lạc quan được sử dụng với nghĩa nào? Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào ô thích hợp.

Câu Luôn tin tưởng một tương lai tốt đẹp Có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rất lạc quan.
Chú ấy sống với phong thái lạc quan
Lạc quan là một liều thuốc quý.

Trả lời:

Câu Luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp Có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rất lạc quan. x
Chú ấy sống với phong thái rất lạc quan x
Lạc quan là một liều thuốc quý. x

2) Xếp những từ có tiếng lạc cho trong dấu ngoặc đơn thành 2 nhóm:

(lạc điệu, lạc đề, lạc quan, lạc hậu, lạc thú)

a) Các từ ngữ trong đó lạc có ý nghĩa là “vui, mừng”:

b) Các từ trong đó lạc có ý nghĩa là “rớt lại, sai”:

Trả lời:

a) Các từ ngữ trong đó lạc có nghĩa là “mừng, vui”: Lạc quan, lạc thú

b) Các từ trong đó lạc có nghĩa là “sai, rớt lại”: lạc điệu, lạc hậu, lạc đề

3) Xếp các từ có tiếng quan trong dấu ngoặc đơn thành 3 nhóm:

(quan quân, quan hệ, quan sát, quan tâm)

a) Các từ trong đó quan mang nghĩa là “quan lại”.

b) Các từ trong đó quan mang nghĩa là “nhìn, xem”.

c) Các từ trong đó quan mang nghĩa là “liên hệ, gắn bó”.

Trả lời:

a) Các từ trong đó quan mang nghĩa là “quan lại”: Quan quân

b) Các từ trong đó quan mang nghĩa là “nhìn, xem”: Quan sát

c) Các từ trong đó quan mang nghĩa là “liên hệ, gắn bó”: Quan hệ, quan tâm

4) Nối mỗi câu tục ngữ ở cột A với nghĩa và lời khuyên thích hợp ở cột B

A B
a) Sông có khúc, người có lúc 1) Nhiều cái nhỏ góp lại sẽ trở nên to lớn. Cho nên siêng năng, kiên nhẫn thì sẽ thành công.
b) Kiến tha lâu cũng đầy tổ 2) Đời người có lúc thế này lúc lại thế khác là rất bình thường. Gặp khó khăn và hoạn nạn thì không nên bi quan

Trả lời:

a-2; b-1

MIÊU TẢ CON VẬT

(Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)

Hãy chọn viết theo một trong 4 đề bài dưới đây:

1. Tả một con vật nuôi trong nhà.

2. Tả một con vật nuôi ở trong vườn thú.

3. Tả một con vật mà em chợt gặp trên đường.

4. Tả một con vật lần đầu tiên em nhìn thấy trên hoạ báo hay trên phim ảnh, truyền hình.

Trả lời:

Đề số 2:

Chủ nhật tuần vừa rồi em được chú Ba dẫn đi công viên Thủ Lệ chơi. Ở đó em được ngắm nhìn rất nhiều loài thú. Nhưng con vật mà em cảm thấy ấn tượng nhất chính là con voi.

Con voi trong vườn thú Thủ Lệ dường như đã già lắm rồi. Thân hình của nó rất cao lớn, có cái bụng to và tròn. Da của nó màu xám xịt, dầy và có nhiều nếp nhăn. Bốn chân của nó to như bốn cây cột đình. Cái vòi thì dài, mềm trông như một con đỉa khổng lồ. Chú Ba bảo em rằng chính cái vòi dài và tưởng chừng mềm nhũn, yếu ớt đó lại là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại của loài voi. Chúng có sức mạnh khôn tả. Hai chiếc tai voi to, bè, phe phẩy trông giống như hai chiếc quạt. Đôi mắt của nó to và trông thật hiền từ. Cặp ngà nhọn hoắt và trắng muốt, giương ra phía trước, cảm tưởng như nó luôn sẵn sàng chiến dấu với kẻ thù. Riêng cái đuôi voi thì trông mới ngộ nghĩnh làm sao. So với cả thân hình to lớn của voi, cái đuôi của nó lại bé tí, với một dúm lông ở cuối đuôi thi thoảng phẩy qua, phẩy lại. Trông thật là buồn cười.

Con vật to lớn ấy bước đi những bước thật chậm chạp thế mà cái thân hình khổng lồ, nặng nề bỗng trở nên linh hoạt đến lạ thường. Khi muốn uống nước, nó tiến cái bể nước với vẻ mặt hớn hở, thả chiếc vòi dài của mình vào bể để hút nước rồi xịt ngược lên thân của mình. Đôi mắt của nó trầm buồn giờ bỗng trở nên nhanh nhẹn, cái đuôi càng phe phẩy càng dữ hơn. Người quản tượng ném cho nó vài khúc mía, nó nhanh nhảu dùng cái vòi quắp lấy và đưa vào miệng nhai, đôi bàn chân giậm giậm xuống đất như muốn bày tỏ sự cảm ơn.

Ra về rồi mà em vẫn còn nhớ mãi về con vật to lớn mà hiền từ ấy. Nhất định sẽ có một ngày gần nhất em trở lại thăm nó.

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU

1) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ những câu dưới đây:

a) Để tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ nhỏ, tỉnh đã cử các đội y tế về các bản.

b) Vì Tổ quốc, thiếu niên luôn sẵn sàng!

c) Nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường cho học sinh, nhiều trường học đã tổ chức các hoạt động thiết thực.

Trả lời:

a) Để tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ nhỏ , tỉnh đã cử các đội y tế về các bản.

b) Vì Tổ quốc, thiếu niên luôn sẵn sàng!

c) Nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường cho học sinh, nhiều trường học đã tổ chức các hoạt động thiết thực.

2) Điền vào chỗ trống các trạng ngữ có mở đầu bằng nhằm, để hoặc .

a)................................. , xã em vừa mới đào được một con mương.

b)................................. , chúng em đã quyết tâm học tập và rèn luyện chăm chỉ

c)................................. , em phải năng tập thể dục thể thao.

Trả lời:

a) Để chống lại tình trạng hạn hán, xã em vừa mới đào được một con mương.

b) Vì một tương lai tươi đẹp hơn, chúng em đã quyết tâm học tập và rèn luyện chăm chỉ.

c) Để có được một sức khỏe bền bỉ em phải năng tập thể dục thể thao.

3) Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ chấm để có các câu hoàn chỉnh.

a) Vì sao chuột thường hay gặm các vật cứng? Không giống với răng của con người và răng nhiều loài vật khác mà đặc biệt là răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho tới khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy thì dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi,.................................

b) Vì sao lợn thường lấy cái mõm để dũi đất lên? Chúng ta biết rằng những giống lợn nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mõm của lợn rừng rất dài, phần xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn,.......................................... Thói quen dũi đất của lợn nhà là bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn từ lợn rừng.

Trả lời:

a) Vì sao chuột thường hay gặm các vật cứng? Không giống với răng của con người và răng nhiều loài vật khác mà đặc biệt là răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho tới khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy thì dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.

b) VVì sao lợn thường lấy cái mõm để dũi đất lên? Chúng ta biết rằng những giống lợn nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mõm của lợn rừng rất dài, phần xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó để dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà là bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn từ lợn rừng.

ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN

1) Em cùng mẹ ra bưu điện để gửi tiền về quê biếu ông bà. Hãy giúp mẹ điền các điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền sau đây:

Mặt trước thư:

Trả lời:

2) Theo em, khi nhận được tiền kèm theo thư chuyển tiền này thì người nhận cần viết các nào vào bức thư để trả lại bưu điện? (Gợi ý: Em cần đọc mặt sau của thư chuyển tiền để trả lời đúng câu hỏi).

Mặt sau thư:

Trả lời: