Trang chủ > Lớp 4 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 > Tuần 27 (trang 53 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)

Tuần 27 (trang 53 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)

1) Trong các tiếng cho sẵn dưới đây, hãy gạch dưới 3 trường hợp:

a) Chỉ viết với s, không viết với x.

M: sai (không có xai)

sen, sân, sườn, sa, sáu, sàn, sinh, sợ.

Chỉ viết với x, không viết với s.

M: xoè (không có soè)

xen, xuống, xinh, xóm, xo, xoan, xuân, xoá

b) Không viết với dấu ngã.

M: ảnh (không có ãnh)

mỏ, đỏ, đảo, vẻ, bảng, quả, khỉ, tủ.

Không viết với dấu hỏi

M: đũa (không có đủa)

sẽ, giữa, vỡ, liễu, cõng, ngã, hãy, muỗi.

Trả lời:

a)- Chỉ viết với s, không viết với x.

M: sân (không có xân), sai (không có xai), sợ (không có xợ)

- Chỉ viết với x, không viết với s.

M: xuân (không có suân), xoè (không có soè), xóa (không có sóa)

b)- Không viết với dấu ngã.

M: bảng (không có bãng), ảnh (không có ãnh), đỏ (không có đõ)

- Không viết với dấu hỏi

M: cõng (không có cỏng), đũa (không có đủa), liễu (không có liểu)

2) Chọn chữ viết đúng chính tả trong dấu ngoặc đơn để điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây

a) Sa mạc đỏ

Ở lục địa ô-xtrây-li-a có một……. mạc màu đỏ. Trên trời dưới đất đều có nhiều mảng màu hồng, màu đỏ………… kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, những loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.

(sa/xa, sen/xen)

b) Thế giới dưới nước

Đáy ………. cũng có núi non, thung…………… và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống đến trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài đến tận Nam Cực.

(biển/biễn, lủng/lũng)

Trả lời:

a) Sa mạc đỏ

Ở lục địa ô-xtrây-li-a có một sa mạc màu đỏ. rên trời dưới đất đều có nhiều mảng màu hồng, màu đỏ xen kẽ rất kì lạ. Khi trời mưa nhỏ, những loại động vật màu đỏ thi nhau ngóc đầu dậy.

b) Thế giới dưới nước

Đáy biển cũng có núi non, thung lũng và đồng bằng như trên mặt đất. Người ta đã quan sát được một rặng núi chạy thẳng từ Bắc Băng Dương xuống đến trung tâm Đại Tây Dương và kéo dài đến tận Nam Cực.

CÂU KHIẾN

1) Gạch dưới các câu khiến trong các đoạn trích dưới đây:

a) Cuối cùng, nàng đã quay lại bảo thị nữ:

- Hãy đi gọi người hàng hành vào đây cho ta!

b) Một anh chiến sĩ đi đến và nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa cần phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên trên boong tàu!

c) Con rùa vàng không sợ con người, nhô thêm lần nữa, tiến sát đến phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước rồi nói:

- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

d) Ông lão nghe xong, liền đáp:

- Con hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre rồi mang về đây cho ta.

Trả lời:

a) Cuối cùng, nàng đã quay lại bảo thị nữ:

- Hãy đi gọi người hàng hành vào đây cho ta!

b) Một anh chiến sĩ đi đến và nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa cần phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên trên boong tàu!

c) Con rùa vàng không sợ con người, nhô thêm lần nữa, tiến sát đến phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:

- Nhà hãy vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

d) Ông lão nghe xong, liền đáp:

- Con hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre rồi mang về đây cho ta.

2) Viết lại 3 câu khiến tìm được trong sách giáo khoa Toán hoặc Tiếng Việt của em.

Trả lời:

- Dựa vào các câu trả lời ở trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 28)

- Em hãy tóm tắt một trong những tin trên bằng 1 hoặc 2 câu (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 73)

- Vào ngay! (Ga-vrốt ngoài chiến lũy) (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 81)

3) Em hãy đặt một câu khiến để nói với anh chị, với bạn hoặc với cô giáo (thầy giáo).

Trả lời:

- Với bạn: Cho tớ mượn cây bút một chút nhé!

- Với anh (chị): Anh ơi, cho em mượn cuốn truyện tranh của anh nhé!

- Với cô giáo: Em xin phép cô cho em ra ngoài một lát ạ!

MIÊU TẢ CÂY CỐI

(Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)

Hãy chọn viết theo 1 trong 4 đề bài sau:

1. Tả một cây có bóng mát.

2. Tả một cây ăn quả.

3. Tả một cây hoa.

4. Tả một luống rau hoặc vườn rau.

Trả lời:

Đề 2:

Trước sân nhà em có đám đất nhỏ. Ở đó, mẹ em có trồng một khóm hoa nhài. Bốn mùa đều có hoa nở mời gọi ong bướm lui tới.

Nhài mọc thành từng bụi. Thân gỗ nhỏ nhắn, phân ra nhiều cành. Thi thoảng, em vẫn thấy mẹ tỉa bớt các cành già rồi đem giâm xuống đất. Sau một thời gian chồi non và lá non lại mọc lên. Vậy là nhà em lại có thêm một bụi hoa mới. Lá cây có hình tròn hoặc hình trứng, một mặt nhẵn bóng và luôn xanh tốt. Hoa nhài có màu trắng muốt, từng cánh, từng cánh nhỏ nhắn tựa như cánh hoa hồng xếp khéo léo lên nhau, tỏa ra một mùi hương thơm ngát. Hương hoa nhài đậm đà lan tỏa và được gió đưa đi khắp khu vườn, đặc biệt là về đêm. Loài hoa hiền dịu ấy lluoon âm thầm tỏa hương ngay cả khi vạn vật đã say ngủ.

Mẹ em thường hái những bông hoa nhài vào để ướp trà uống cho thơm. Mỗi độ nhiều hoa, mẹ còn hái hoa đem phơi khô để tặng cho ông bà và dùng dần. Hoa nhài khô có thể nấu nước tắm, nước gội đầu hoặc pha trà đều rất tốt. Mẹ em rất yêu thích khóm nhài và chăm sóc rất cẩn thận. Mẹ em hay tỉa cành sâu, bón phân cho cây rất cẩn thận. Em cũng thường xuyên phụ mẹ tưới nước cho cây, cũng chính vì thế mà hoa ngày càng xanh tốt. Hoa nở càng nhiều, hương hoa ngày càng nồng nàn và quyến rũ.

Chẳng biết từ khi nào tình yêu mà mẹ dành cho loài hoa nhài lại lan truyền sang cả em và ba. Mỗi tối, sau khi ba em kết thúc công việc xong, em học bài xong là cả hai cha con lại ra ngắm khóm hoa, hít thở không khí về đêm trong lành với mùi hương dịu êm lan tỏa. Những lúc như thế, em cảm thấy mẹ cũng cảm thấy rất vui.

CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN

I - Nhận xét

Cho câu kể dưới đây: Nhà vua trả lại gươm lại cho Long Vương.

Em hãy chuyển câu kể cho trên thành câu khiến bằng một trong các cách sau:

- Thêm đừng, chớ, hãy, nên, phải, ... vào trước một động từ

- Thêm thôi, đi, nào... vào cuối câu.

- Thêm xin, đề nghị, mong, ... vào đầu câu.

- Cách 1:

Nhà vua......................... trả lại gươm lại cho Long Vương!

- Cách 2:

Nhà vua trả lai gươm lại cho Long Vương.........................

- Cách 3:

......................... nhà vua trả lại gươm lại cho Long Vương!

Trả lời:

- Cách 1:

Nhà vua hãy (đừng, nên, phải, chớ) trả lại gươm lại cho Long Vương!

- Cách 2:

Nhà vua trả lại gươm lại cho Long Vương đi! (thôi, nào)

- Cách 3:

Xin (mong) nhà vua trả lại gươm lại cho Long Vương!

II - Luyện tập

1) Chuyển những câu kể thành câu khiến, rồi viết vào chỗ trống:

Câu kể Câu khiến
Thành đi học.

M: Thành đi học đi!

- Thành phải đi học!

- Nam hãy đi học đi!

Hải đi lao động
Ngọc chăm chỉ
Tâm phấn đấu học giỏi

Trả lời:

Câu kể Câu khiến
Thành đi học.

M: Thành đi học đi!

- Thành phải đi học!

- Thành hãy đi học đi!

Hải đi lao động

- Hải nên đi lao động!

- Hải hãy đi lao động!

- Hải phải đi lao động ngay!

Ngọc chăm chỉ

- Ngọc phải chăm chỉ lên!

- Ngọc hãy chăm chỉ nào!

- Mong Ngọc hãy chăm chỉ hơn!

Tâm phấn đấu học giỏi

- Tâm phải phấn đấu học giỏi!

- Tâm hãy phấn đấu học giỏi lên!

- Mong Tâm phấn đấu học giỏi hơn!

2) Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống dưới đây:

a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may cây bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có 2 bút. Hãy nói với bạn 1 câu để mượn bút.

b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia nhấc máy là bố của bạn. Hãy nói 1 câu với bố của bạn để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một căn nhà gần nhà bạn bước ra. Hãy nói 1 câu nhờ chú ấy chỉ đường.

Trả lời:

a) Vào tiết kiểm tra Toán, chẳng may bút của em bị hết mực. Em biết bạn em có 2 bút. Hãy nói với bạn 1 câu để mượn bút.

Cho mình mượn cây bút của Lan nhé!

- Làm ơn cho tớ mượn cây bút Lan nhé!

- Bạn cho mình mượn cây bút của bạn chút nhé!

b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia nhấc máy là bố của bạn. Hãy nói 1 câu với bố của bạn để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

- Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với Dung một chút với ạ!

- Xin phép bác cho cháu đượcnói chuyện với bạn Dung ạ!

- Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Dung một chút ạ!

- Phiền bác chuyển máy cho cháu nói chuyện với bạn Dung một chút ạ!

c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một căn nhà gần nhà bạn bước ra. Hãy nói 1 câu nhờ chú ấy chỉ đường.

- Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hạnh ở đâu ạ!

- Phiền chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hạnh ở đâu ạ!

3) Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau đây. Nêu rõ tình huống có thể sử dụng mỗi câu khiến ấy.

Yêu cầu Câu khiến Tình huống
a) Câu khiến có hãy đứng trước động từ. M: Hãy giúp tớ giải bài toán này với! Em không giải được bài toán, nhờ bạn giúp.
b) Câu khiến có đi hoặc nào đứng sau động từ.
c) Câu khiến có xin hoặc mong đứng trước chủ ngữ.

Trả lời:

Yêu cầu Câu khiến Tình huống
a) Câu khiến có hãy đứng trước động từ. - Hãy giúp tớ mở cánh cửa này đi Em không thể mở được cánh cửa vì nó đã khép quá chặt. Em nói nhờ bạn giúp.
b) Câu khiến có đi hoặc nào đứng sau động từ. - Nào, chúng ta cùng học đi Em rủ bạn cùng học bài.
c) Câu khiến có xin hoặc mong đứng trước chủ ngữ.- Xin phép ba cho con qua nhà bạn Hiền chơi một lát! Xin người lớn cho phép làm một việc gì đó

TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

1) Phân loại lỗi, nêu cách sửa lỗi trong các bài làm của em vào bảng dưới đây:

Loại lỗi các lỗi cụ thể Sửa lại từng lỗi
Chính tả
Từ
Câu

2) Chọn một đoạn văn trong bài làm của em và viết lại cho hay hơn:

Trả lời:

Cây bàng khá cao, ngọn của nó gần đến mái nhà, tán xòe ra trông giống như một cây đèn lồng lớn. Mùa hè, em rấy thích ngồi đọc sách dưới gốc cây xanh ấy. Vào mùa đông thì ôi thôi, chỉ cần một cơn gió nhẹ là từng chiếc lá to, màu hung hung lại buông mình xuống đất. Vài ngày trôi qua là cây đã trơ những cành lá khẳng khiu, trông rất đáng thương lắm! Sau đó, những mầm non lại đâm ra xanh mởn.