Trang chủ > Lớp 4 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 > Tuần 26 (trang 47 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)

Tuần 26 (trang 47 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)

1) Điền vào chỗ trống n hoặc l

Từ từ xa nhìn …ại, cây gạo đứng sừng sững như một tháp đèn khổng …ồ. Hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn …ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp …õn là hàng ngàn ngọn …ến trong xanh. Tất cả đều …óng …ánh …ung …inh trong …ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn …ũ …ũ bay đến bay đi, lượn …ên …ượn xuống.

Trả lời:

Từ từ xa nhìn lại, cây gạo đứng sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đến bay đi, lượn lên lượn xuống.

2) Điền vào chỗ trống tiếng có vần inh hoặc in

– lung ………….. - thầm ……….

– giữ ……………. – lặng ……….

– bình ………….. – học………….

– nhường ……….. – gia………….

– rung ……………. – thông……….

Trả lời:

- lung linh - thầm kín

- giữ gìn - lặng thinh

- bình minh - học sinh

- nhường nhịn - gia đình

- rung rinh - thông minh

LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?

1) Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai là gì?. Xác định tác dụng của từng câu (sử dụng để nhận định hay giới thiệu về sự vật).

CâuSử dụng để giới thiệuSử dụng để nêu nhận định
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.x
Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam.
Cả 2 ông đều không phải là người Hà Nội.
Nhưng cả hai ông đã anh dũng hi sinh để bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành vào năm 1873 và 1882
Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai con đường đẹp mang tên hai ông.
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này
Hồi ông mới ra ở chòi vịt, ông trầm lặng giống như một chiếc bóng.
Tàu nào có hàng cần phải bốc lên là cần trục vươn tới.
Cần trục là cánh tay kì diệu của những chú công nhân.

Trả lời:

Trả lời:

CâuSử dụng để giới thiệuSử dụng để nêu nhận định
X Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.x
X Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam.x
X Cả 2 ông đều không phải là người Hà Nội.x
Nhưng cả 2 ông đã anh dũng hi sinh để bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành vào năm 1873 và 1882
Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai con đường đẹp mang tên hai ông.
X Ông Năm là dân ngụ cư của làng nàyx
Hồi ông mới ra ở chòi vịt, ông trầm lặng giống như một chiếc bóng.
Tàu nào có hàng cần phải bốc lên là cần trục vươn tới.
X Cần trục là cánh tay kì diệu của những chú công nhân.x

2) Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu Ai là gì? em mới tìm được.

Trả lời:

a) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.

b) Cả 2 ông đều không phải là người Hà Nội.

c) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.

d) Cần trục là cánh tay kì diệu của những chú công nhân.

3) Có lần, em và một số bạn trong lớp cùng đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà các bạn trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn để kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?

Trả lời:

Khi chúng tôi đến nhà Hà, bạn ấy đang nằm trong phòng. Ba mẹ Hà chào đón chúng tôi rất nhiệt tình. Tôi và các bạn lễ phép chào hai bác. Thay mặt cả nhóm, tôi nói với hai bác:

- Thưa hai bác, hôm nay lớp cháu biết tin Hà bị ốm, chúng cháu thay mặt lớp đến thăm Hà ạ. Cháu xin giới thiệu với hai bác: Đây là bạn Thành. Bạn Thành là lớp trưởng lớp cháu. Bạn Thành học giỏi lắm bác ạ! Còn đây là bạn Ngọc- là cô sơn ca của lớp cháu. Còn cháu là Lam, cháu là bạn thân và ngồi cùng bàn với Hà ạ.

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

1) Có thể sử dụng các câu sau để kết bài không? Tại sao?

a) Rồi đây đến ngày tời xa mái trường mến yêu, em sẽ mang theo những kỉ niệm của thời ấu thơ bên gốc bàng thân quen của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em. )

b) Em rất thích cây phượng vĩ, vì phượng vĩ không chỉ cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của cả trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em. )

Trả lời:

a) Rồi đây đến ngày tời xa mái trường mến yêu, em sẽ mang theo những kỉ niệm của thời ấu thơ bên gốc bàng thân quen của em. (Đề bài: Tả cây bàng ở sân trường em. )

- Có thể sử dụng, vì trong đoạn kết này, người viết đã thể hiện được tình cảm của mình đối với cây bàng.

b) Em rất thích cây phượng vĩ, vì phượng vĩ không chỉ cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của cả trường em. (Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em. )

- Có thể sử dụng trong trường hợp này, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây phượng vĩ và tình cảm của người tả đối với cây.

2) Quan sát một cây mà em yêu thích, trả lời những câu hỏi dưới đây:

a) Cây đó là cây gì?

b) Cây đó có ích lợi gì?

c) Em yêu thích và gắn bó với cây đó như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?

Trả lời:

a) Cây bàng.

b) Tỏa bóng mát rượi.

c) Em rất thích cây bàng vì ngày nào em cũng cùng với các bạn được ngồi dưới tán bàng bóng mát, ôn bài. Em nghĩ rằng có lẽ sẽ không bao giờ em có thể quên được cây bàng cả khi đã lớn khôn.

3) Dựa vào những câu trả lời trên, hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn:

Trả lời:

Rồi một ngày kia, em sẽ lớn lên và sẽ rời xa mái trường tiểu học thân yêu của mình. Lúc đó, nhất định em không bao giờ nào quên được cây bàng già nua ở ngay giữa sân trường. Bởi vì nó giống như một người bạn thân thiết cho em bóng mát khi em học bài, giúp sân trường thêm đẹp hơn. Những sắc lá đỏ vào mùa đông và màu xanh vào mùa xuân ấy cũng như một chiếc đồng hồ đong đếm nhịp thời gian. Và cả những trái bàng nho nhắn xinh xinh kia nữa. Có lẽ, mãi mãi em không bao giờ quên được.

4) Em hãy viết kết bài mở rộng cho một trong số các đề tài sau đây:

a) Cây tre ở làng quê.

b) Cây tràm ở quê em.

c) Cây đa cổ thụ ở đầu làng.

Trả lời:

Ba tôi vẫn nói với tôi rằng dù đã xa làng quê, xa lũy tre làng nhưng hình ảnh của lũy tre cao vút xanh tươi và những tiếng lá đưa xào xạc trong gió sẽ mãi không phai nhòa trong tâm tưởng mỗi người. Đó phải chăng là một hình ảnh không gì có thể quên được trong kí ức về quê mẹ thân yêu!

MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM

1) Tìm các từ có cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.

- Từ cùng nghĩa. M: can đảm,.............................

- Từ trái nghĩa. M: hèn nhát,.............................

Trả lời:

- Từ cùng nghĩa. M: gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, can đảm, can trường, táo bạo, anh hùng, quả cảm

- Từ trái nghĩa. M: hèn hạ, nhu nhược, bạc nhược, hèn nhát, nhút nhát, nhát gan, đê hèn, hèn mạt

2) Đặt câu với một trong số các từ em vừa mới được.

Trả lời:

- Chị Võ Thị Sáu là một nữ anh hùng nhỏ tuổi của dân tộc ta.

- Vì Lan rất sợ chuột nên cả nhà đặt cho Lan biệt đanh là “Cô bé nhút nhát”.

3) Chọn từ ngữ thích hợp trong những từ sau đây để điền vào chỗ trống: dũng mãnh, anh dũng, dũng cảm.

-............. bênh vực lẽ phải

- khí thế..................

- hi sinh..................

Trả lời:

- dũng cảm đứng lên bênh vực lẽ phải

- khí thế dũng mãnh

- hi sinh anh dũng

4) Gạch dưới các thành ngữ nói về lòng dũng cảm trong các thành ngữ dưới đây:

Ba chìm bảy nổi; gan vàng da sắt; nhường cơm sẻ áo; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn.

Trả lời:

Ba chìm bảy nổi; gan vàng da sắt; nhường cơm sẻ áo; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn.

5) Đặt câu với một trong số các thành ngữ em mới tìm được ở bài tập 4.

Trả lời:

Ông nội em và ông nội của bạn Yến là bạn chiến đấu cùng nhau, cả hai ông đã từng tham gia chiến đấu, vào sinh ra tử nơi chiến trường.

LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI

Đề bài:

Tả một cây có bóng mát (hoặc cây cây hoa, ăn quả) mà em yêu thích.

(Chú ý: Đọc kĩ các gợi ý trong Tiếng Việt 4, tập hai, trang 83 - 84) để viết được một bài văn miêu tả theo đúng yêu cầu).

Trả lời:

Mỗi lần về quê ngoại, em rất thích ngồi dưới tán cây si già ở gần nhà bà em.

Cây si đã già, nằm trên một bãi cỏ rộng gần ven hồ. Dưới đất, dân làng đã lát một lớp gạch xung quanh gốc cây để làm nơi người dân hội họp, và thuận tiện cho trẻ em chơi đùa, người lớn ngồi nghỉ ngơi hóng mát.

Gốc si to lớn, thân xù xì, dễ phải đến năm sáu người ôm. Thân cây cao khoảng hơn chục mét. Phân thành nhiều nhánh, nhánh nào nhánh nấy đều to tròn, cành lá xum xuê. Rễ si có màu nâu đen xoắn xít vào nhau nửa chìm nửa nổi ôm trọn lấy gốc cây. Cây có rất nhiều rễ phụ từ cành cao buông thẳng xuống đất và cũng có nhiều rễ non mọc thành từng chùm xõa xuống đung đưa trong gió. Những rễ phụ này sẽ trưởng thành theo dòng thời gian, dài lê thê quét xuống mặt đất và sau đó sẽ cắm xuống lòng đất sâu, hút chất dinh dưỡng tích tụ để nuôi cây. Dân gian ta còn có kinh nghiệm nhìn rễ si mà dự báo thời tiết. Khi nào thấy rễ si trắng tức là trời sắp có mưa.

Lá si có màu xanh lục đậm, hình trái xoan hoặc hình trứng khá dày và nhẵn bóng ở cả hai mặt. Lá si non có màu xanh mát, búp si nhọn hoắt giống như hàng nghìn ngọn gió nhỏ, đâm thẳng lên trời. Cây lá xum xuê xanh rì quanh năm. Nhìn từ xa, cây si giống như một cây dù khổng lồ, tán tròn râm mát cả một vùng.

Trái si tròn nhỏ, không có cuống, mọc thành từng chùm. Lúc nhỏ trái có màu trắng sữa. Lớn thêm một chút trái sẽ chuyển sang màu đỏ dần, rồi đến khi chín trái có màu tím đậm, trông ngon lành giống như những trái nho đen ngọt lành. Đến mùa trái chín, cây si hiền thảo gọi mời chim về ríu rít, râm ran suốt cả ngày. Lũ trẻ chúng em leo lên các cành thấp hái những trái chín gần mặt đất chia nhau.

Dưới bóng mát của cây si, vào những buổi trưa hè nóng bức, dân làng ra đây ngồi hóng mát, trò chuyện râm ran. Cây si đã trở thành một nơi hò hẹn, và như một ngọn hải đăng để đánh dấu, chỉ đường cho những đứa con xa về làng...

Em chỉ được về thăm ngoại trong dịp hè về nhưng với em, không biết từ bao giờ cây si đã trở thành một người bạn thân thiết và gắn bó. Ở đó, em có những buổi trưa hè trốn bà theo lũ trẻ trong làng chơi đủ thứ trò chơi dưới gốc cây si... Những ngày tháng ấy, những kỉ niệm đẹp đó em sẽ mãi mãi không quên được.