Tuần 24 (trang 34 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)
1) Chọn bài tập a hoặc b:
a) Điền chuyện hoặc truyện vào chỗ trống:
Kể....... phải trung thành với cốt......... phải kể đúng những tình tiết của câu........ những nhân vật có trong........ Đừng biến giờ kể...... thành giờ đọc........
b) Đặt dấu ngã hoặc dấu hỏi trên chữ in đậm:
- Mơ hộp thịt ra chỉ ngửi thấy toàn mơ.
- Nó cứ tranh cai, mà không chăm lo cai tiến công việc.
- Anh không lo nghi ngơi. Anh phải nghi đến sức khoẻ của mình chứ!
Trả lời:
a) Điền chuyện hoặc truyện vào chỗ trống:
Kể chuyện phải trung thành với cốt truyện, phải kể đúng những tình tiết của câu chuyện, những nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện.
b) Đặt dấu ngã hoặc dấu hỏi trên chữ in nghiêng:
- Mở hộp thịt ra chỉ ngửi thấy toàn mỡ.
- Nó cứ tranh cãi, mà không chăm lo cải tiến công việc.
- Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe của mình chứ!
2, Em đoán xem dưới đây là những gì. Viết vào chỗ trống các chữ em đoán.
a) Để nguyên - là một loại quả thơm ngon
Thêm hỏi - co lại thì chỉ còn bé thôi
Thêm nặng - mới thật lạ đời
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem.
Là các chữ: ........................
b) Bình thường sử dụng gọi chân tay
Muốn có bút vẽ - viết thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi - làm bạn với kim
Có thêm dấu nặng, đúng người trên mình rồi.
Là các chữ: ........................
Trả lời:
a, nho - nhỏ - nhọ
b, chi - chì - chỉ- chị
CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Nhận xét
1, Đọc các câu văn sau đây, đánh dấu X vào ô thích hợp (xác định câu nào được sử dụng để giới thiệu, câu nào được sử dụng để nêu nhận định về bạn Diệu Chi).
Câu sử dụng để giới thiệu | Câu sử dụng để nêu nhận định | |
a) Đây là Diệu Chi, là học sinh mới của lớp ta. | ||
b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. | ||
c) Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. |
Trả lời:
Câu sử dụng để giới thiệu | Câu sử dụng để nêu nhận định | |
a) Đây là Diệu Chi, bạn học sinh mới của lớp ta. | x | |
b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. | x | |
c) Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. | x |
2, Đọc 3 câu văn ở bài tập 1, gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời đúng cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời đúng cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?
Trả lời:
a) Đây là Diệu Chi, bạn học sinh mới của lớp ta.
b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
c) Bạn ấy là một hoa sĩ nhỏ đấy.
3, Kiểu câu Ai là gì? trên khác hai kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? ở chỗ nào? (Gợi ý: Em cần quan sát sự khác nhau chủ yếu ở bộ phận vị ngữ trong câu. )
- Kiểu câu Ai làm gì?
- Kiểu câu Ai thế nào?
- Kiểu câu Ai là gì?
Trả lời:
- Kiểu câu Ai làm gì? ⇒ Vị ngữ để trả lời câu hỏi làm gì?
- Kiểu câu Ai thế nào? ⇒ Vị ngữ để trả lời câu hỏi như thế nào?
- Kiểu câu Ai là gì? ⇒ Vị ngữ để trả lời câu hỏi là gì? (là ai? là con gì? )
II - Luyện tập
1, Gạch dưới chân các câu kể Ai là gì? trong các câu sau đây và ghi vào chỗ trống tác dụng của mỗi câu:
Câu kể Ai là gì? | Tác dụng |
............................ | ............................... |
Trả lời:
Câu kể Ai là gì? | Tác dụng |
- Thì ra đó là môt loại máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tâm tư và tình cảm của người con vào viêc chế tạo. | Giới thiệu về loại máy mới. |
- Đó cũng chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử sau này. | Câu nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên. |
- Lá là lịch của cây. | Câu nêu nhận định. |
- Cây lại là lịch đốt. | Câu nêu nhận định |
- Trăng lặn rồi trăng mọc Là lịch của bầu trời. | Câu nêu nhận định. |
- Bà tính nhẩm Mẹ ơi, Mười ngón tay là lịch | Câu nêu nhận định. |
- Con đến lớp, đến tlạirường Lịch lại là trang sách | Câu nêu nhận định. |
- Sầu riêng là một loại trái cây quý của miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đạm và bay rất xa, lâu tan trong không khí. | Vừa nêu nhận định đồng thời hàm ý giới thiệu. |
2, Viết đoạn văn dài khoảng 5 - 7 câu có câu kể Ai là gì? để giới thiệu về những bạn trong lớp (hoặc giới thiệu mỗi người trong ảnh chụp gia đình em)
Trả lời:
Đây là ảnh chụp của gia đình mình. Người ngồi ở trên ghế này là ông nội của mình. Ông là một sĩ quan về hưu đấy! Ngồi bên cạnh ông nội là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt và gương mặt của bà cũng đã toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng bên trái ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình chính là mẹ mình đấy! Trông mẹ mình thật là trẻ và đẹp phải không? Đứng bên cạnh mẹ mình là cô em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm ảnh này mình đang học lớp 3. Trông mình buồn cười quá!
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
Dựa vào dàn ý bài văn tả về cây chuối tiêu (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 60) bạn Hồng Nhung dự kiến sẽ viết 4 đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn văn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết các đoạn văn hoàn chỉnh này.
Đoạn 1:
(........................................................................ Em thích nhất là một cây chuối tiêu sai trĩu quả trong bụi chuối ở cuối vườn. )
Đoạn 2:
Nhìn từ xa, cây chuối trông giống như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn cả đầu người, thân mọc thẳng, không có cành, xung quanh là các cây con đứng sát lại thành bụi (........................................................................... )
Đoạn 3:
Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã bị già khô, đã bị gió quật rách ngang và rũ xuống gốc. Những tàu lá còn xanh thì không bị rách, to như những cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới có màu xanh thẫm. Những tàu ở trên có màu xanh mát, nhạt dần. (....................................... )
Đoạn 4:
(.......................................................... )Chuối có nhiều lợi ích như thế nên bà em vẫn thường xuyên chăm sóc và bón phân cho chuối tốt tươi.
Trả lời:
Đoạn 1:
(Vào những ngày cuối tuần, bố mẹ em thường đưa em về nhà bà ngoại ở ngoại thành chơi. Em rất thích khu vườn xanh của bà ngoại. Ở đó bà trồng nhiều loại cây ăn quả như mận, na, nào mít, ổi. Em thích nhất là cây chuối tiêu sai trĩu quả trong bụi chuối ở phía cuối vườn.
Đoạn 2:
Nhìn từ xa, cây chuối trông giống như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây thẳng và cao hơn đầu người, không có cành, chung quanh là các cây chuối mọc sát lại thành bụi. (Đến gần, thân cây chuối to như cột nhà. Sờ vào phần thân thấy láng mịn. Lớp vỏ ngoài của nó bị che bởi một lớp áo khô, áo khô này cũng đã góp phần vào việc bảo vệ cây. )
Đoạn 3:
Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã bị già và khô, bị gió quật rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần. (Đặc biệt là buồng chuối dài và nặng trĩu quả với rất nhiều nải úp sát vào nhau khiến cây như oằn xuống.
Đoạn 4:
(Cây chuối dường như không phải bỏ đi bộ phận nào. Củ chuối, thân chuối được dùng để làm đồ ăn cho lợn, nuôi ngan, lá chuối dùng để gói giò, gói bánh, hoa chuối dùng để làm nộm, làm rau. Còn quả thì vừa ngọt vừa thơm lại vô cùng bổ dưỡng). Chuối có nhiều lợi ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tươi tốt.
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I - Nhận xét
1, Gạch 2 gạch dưới câu Ai là gì? trong đoạn văn dưới đây:
Một chị phụ nữ nhìn tôi cười và hỏi:
- Em là con nhà ai mà đến giúp đỡ chị chạy muối thế này?
- Em là cháu của bác Tư. Em về làng nghỉ hè ạ.
Trả lời:
Một chị phụ nữ nhìn tôi cười và hỏi:
- Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này?
- Em là cháu của bác Tư. Em về làng nghỉ hè ạ.
2, Vị ngữ của câu Ai là gì? do các từ ngữ nào tạo thành?
Trả lời:
Vị ngữ của câu Ai là gì? do cụm danh từ hoặc danh từ tạo thành.
II - Luyện tập
1, Đánh dấu x vào ☐ trước câu thơ có kiểu câu Ai là gì?. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu đã tìm được.
☐ Người là Cha, là Bác, là Anh☐ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
☐ Quê hương là chùm khế ngọt
☐ Cho con trèo hỏi mỗi ngày.
☐ Quê hương là đường đi học
☐ Con về rợp bướm vàng bay.
Trả lời:
X Người là Cha, là Bác, là Anh.
X Quê hương là chùm khế ngọt.
X Quê hương là đường đi học.
2, Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành các câu kể Ai là gì?
A | B |
1. Sư tử | a, là một nghệ sĩ múa tài ba |
2. Gà trống | b, là một dũng sĩ của rừng xanh |
3. đại bàng | c, là vị chúa sơn lâm |
4. Chim công | d, là một sứ giả của bình minh |
Trả lời:
1-c; 2-d; 3-b; 4-a.
3, Điền vào chỗ trống các từ ngữ ngữ thích hợp để đặt câu kể Ai là gì?
............ là một thành phố lớn.
............ là quê hương của các làng điệu dân ca quan họ.
............ là một nhà thơ.
............ là một nhà thơ lớn của Việt Nam.
Trả lời:
Hải Phòng là một thành phố lớn của Việt Nam.
Bắc Ninh là quê hương của các làng điệu dân ca quan họ.
Xuân Quỳnh là một nhà thơ.
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của Việt Nam.
TÓM TẮT TIN TỨC
I- Nhận xét
Đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54-55) và trả lời các câu hỏi:
a) Bản tin này gồm có mấy đoạn? ...........................
b) Viết vào chỗ trống trong bảng sau đây sự việc chính được nêu ở từng đoạn văn, tóm tắt từng đoạn bằng 1 hoặc2 hai câu.
Đoạn | Sự việc chính | Tóm tắt mỗi đoạn |
c) Viết tóm tắt toàn bộ bản tin:
Vẽ về cuộc sống an toàn.
Trả lời:
a, Bản tin này gồm có mấy đoạn: Bản tin gồm có 4 đoạn.
b,
Đoạn | Sự việc chính | Tóm tắt từng đoạn |
1 | Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề chính. Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết. | UNICEF Việt Nam và báo Thiểu niên Tiền phong vừa tổ chức tổng kết cuộc thi vẽ tranh với chủ đề là em muốn sống an toàn. |
2 | Kết quả và nội dung của cuộc thi. | Trong vòng 4 tháng có tới 50.000 bức tranh của thiếu nhi gửi đến. |
3 | Nhận thức của thiếu nhi được thể hiện qua các tác phẩm dự thi. | Tranh vẽ đã cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú. |
4 | Năng lực hội họa của thiếu nhi thể hiện qua cuôc thi. | Tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa sáng tạo làm người xem bất ngờ. |
c,
Vẽ về cuộc sống an toàn.
UNICEF Việt Nam phối hợp với báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổ chức tổng kết cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề. Em muốn sống an toàn. Trong vòng 4 tháng (từ tháng 4 năm 2001), cuộc thi đã thu hút được 50.000 bức tranh của các em thiếu nhi từ khắp nơi gửi đến. Những bức tranh đã cho thấy kiến thức của các em thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất đa dạng và phong phú, không những vậy các bức tranh còn được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa rất sáng tạo khiến người xem bất ngờ.
II - Luyện tập
1, Đọc bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là một di sản thiên nhiên thế giới (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 63 - 64), tóm tắt bản tin bằng ba hoặc bốn câu:
Trả lời:
Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long được tổ chức UNESCO công nhận là một di sản thiên nhiên của thế giới. Ngày 29-11-2000. UNESCO lại một lần nữa công nhận Vịnh Hạ Long là di sản về địa đạo, địa chất: Quyết định trên của UNESCO đã được công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 11-12-2000.
Tóm tắt bằng bốn câu:
Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Ngày 29-11-2000, tổ chức UNESCO lại một lần nữa công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa đạo. Ngày 11-12- 2000, quyết định trên đã được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này đã cho thấy Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản thiên nhiên.
2, Dựa theo cách trình bày bài báo vẽ về cuộc sống an toàn (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 - 55), em hãy viết phần lớn tóm tắt in đậm cho bài báo vịnh Hạ Long được UNESCO tái công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.
- 17-11-1994,..................................
Trả lời:
- 17-11-1994, vịnh Hạ Long đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
- 29-11-2000 được tái công nhận là một di sản thiên nhiên của thế giới, trong đó có nhấn mạnh các giá trị về địa đạo, địa chất.
- Chiều 11-2-2000 họp báo công bố quyết định của tổ chức UNESCO.
- Việt Nam rất quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy giá trị.
Bài trước: Tuần 23 (trang 27 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2) Bài tiếp: Tuần 25 (trang 41 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)