Tuần 20 (trang 8 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)
1, Điền vào chỗ trống:
a) tr hoặc ch
... uyền... ong vòm lá
... im có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như... ẻ reo cười?
b) uôc hoặc uôt
- Cày sâu c... bẫm.
- Mang dây b... mình.
- Th... hay tay đảm.
- Ch... gặm chân mèo.
Trả lời:
a) tr hoặc ch
Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười?
b) uôt hoặc uôc
- Cày sâu cuốc bẫm.
- Mang dây buộc mình.
- Thuốc hay tay đảm.
- Chuột gặm chân mèo.
2, Điền tiếng phù hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong 2 mẩu chuyện dưới đây:
a) Tiếng có âm tr hoặc ch:
Đãng trí bác học
Một nhà bác học có bệnh đãng..... đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vé đến, nhà bác học đã tìm toát mồ hôi mà..... thấy vé đâu. May là người soát vé này đã nhận ra ông, bèn bảo.
- Thôi, ngài không cần xuất..... vé nữa.
- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm tờ vé và nói:
- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết chắc rằng tôi phải xuống ga nào chứ!
b) Tiếng có vần uôc hoặc uôt:
Vị thuốc quý
Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Ông sử dụng rất nhiều thứ..... bổ nhưng vẫn không thể khỏi bệnh. Một bác sĩ đến khám bệnh cho ông, bảo ông:
- Mỗi ngày, ngài hãy ăn 1 quả táo, vừa ăn táo vừa đi bộ từ nhà tới quảng trường thành phố.
Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ đã khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên và nói với bác sĩ:
Bây giờ tôi mới biết táo cũng là một vị thuốc quý.
Bác sĩ đã mỉm cười:
- Không phải những quả táo bình thường kia đã chữa khỏi căn bệnh của ngài đâu. Chính những..... đi bộ hằng ngày đó mới chính là vị thuốc quý, vì chúng bắt..... ngài phải vận động.
Trả lời:
a) Tiếng có âm tr hoặc ch:
Đãng trí bác học
Một nhà bác học có có bệnh đãng trí đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vé đến, nhà bác học đã tìm toát mồ hôi mà chẳng thấy vé đâu. May là người soát vé này đã nhận ra ông, bèn bảo.
- Thôi, ngài không cần phải xuất trình vé nữa.
- Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói rằng:
- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết chắc rằng tôi phải xuống ga nào chứ!
b) Tiếng có vần uôc hoặc uôt:
Vị thuốc quý
Nhà thơ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mất ngủ và mệt mỏi. Ông đã dùng rất nhiều thứ thuốc bổ nhưng vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh cho ông, bảo ông:
- Mỗi ngày, ngài hãy ăn 1 quả táo, vừa ăn táo vừa đi bộ từ nhà tới quảng trường thành phố.
Chỉ sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ đã khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên và nói với bác sĩ:
Bây giờ tôi mới biết rằng táo cũng là một vị thuốc quý.
Bác sĩ mỉm cười:
- Không phải những quả táo bình thường kia đã chữa khỏi căn bệnh của ngài đâu. Chính những cuộc đi bộ hằng ngày đó mới chính là vị thuốc quý, vì chúng bắt buộc ngài phải vận động.
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
1, Gạch 2 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ của từng câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn dưới đây:
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trên vùng biển trường sa.
Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác lại quây quần trên boong sau thổi sáo và ca hát. Bỗng biển có một tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến xung quanh tàu như để chung vui.
Trả lời:
Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trên vùng biển trường sa.
Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác lại quây quần trên boong sau thổi sáo và ca hát. Bỗng biển có một tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến xung quanh tàu như để chung vui.
2, Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về cồng việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có sử dụng các kiểu câu Ai làm gì?
Trả lời:
Sáng ngày hôm qua là ngày tổ em trực nhật, vì thế cả tổ ai nấy đều đi học sớm hơn mọi ngày. Theo sự phân công từ trước của bạn tổ trưởng, chúng em đã bắt tay vào làm công việc của mình. Hai bạn Vân và Hiếu quét lớp, Quang và Hào kê lại bàn ghế. Em lấy chổi lông gà quét bụi trên bàn ghế và tủ sách ở phía cuối lớp. Bạn Nga tổ trưởng quét hành lang và bậc thềm. Chỉ một lúc sau, chúng em đã hoàn thành công việc trực nhật.
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
(Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)
Chọn viết theo một trong bốn đề bài sau:
1. Tả về chiếc cặp sách của em.
2. Tả về chiếc thước kẻ của em.
3. Tả chiếc bút chì của em.
4. Tả cái bàn học ở nhà hoặc ở lớp của em.
Trả lời:
Đề 4:
Đầu năm học lớp 4, ba em đã tự tay đóng cho em một cái bàn học tập mới bằng gỗ ép rất đẹp.
Mẹ em đã đem cái bàn xinh xắn ấy kê bên cửa sổ trong phòng em, bên cạnh là một tủ sách, tạo cho em một góc học tập rất lí tưởng. Ba đã tính toán và đóng một cái bàn rất phù hợp với em. Cái bàn cao chừng 0,7m, mặt bàn rộng khoảng 0,35m, dài 0,6m. Ngăn của chiếc bàn được ba em chia thành 2 hộc, một hộc lớn đủ để đựng một chiếc cặp sách, một hộc nhỏ em thường để đựng giấy kiểm tra, bút và thước kẻ. Đặc biệt cả hai ngăn bàn đều có thể đẩy vào, kéo ra, mỗi ngăn có một bộ khóa nhỏ nhắn, xinh xắn. Bàn được làm bằng một thứ ván ép được sơn màu nâu, đường vân nổi rõ trên mặt gỗ sáng bóng trông giống như màu hổ phách rất đẹp.
Mỗi khi ngồi vào cái bàn học đó, em cảm thấy một sự thoải mải cô cùng, có lẽ bởi chiều cao vừa vặn của nó so với chỗ ngồi của em nhưng cũng có lẽ là vì tình cảm của em dành cho chiếc bàn đó từng ngăn bàn. Em cảm thấy cái bàn này như một người bạn thân thiết, luôn dang rộng vòng tay và chờ đón em mỗi giờ học bài, cùng em tiến bộ trong học tập.
Em giữ gìn chiếc bàn học của mình rất cẩn thận, không bao giờ vẽ hay rạch lên mặt bàn, thường xuyên lau chùi bàn sạch sẽ. Em yêu quý cái bàn học của mình nhiều lắm.
MỞ RỘNG TỪ: SỨC KHỎE
1, Tìm các từ ngữ thích hợp và điền vào chỗ trống:
a) Chỉ các hoạt động có lợi cho sức khỏe
- M: tập luyện,.....................
b) Chỉ các đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh
- M: vạm vỡ,........................
Trả lời:
a, đi bộ, chạy, chơi thể thao, du lịch, tập luyện, tập thể dục, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
b, săn chắc, chắc nịch, cường tráng,vạm vỡ, cân đối, rắn rỏi, dẻo dai, lực lưỡng, nhanh nhẹn.
2, Viết tên những môn thể thao mà em biết:
Trả lời:
Bóng đá, đá cầu, cử tạ, điền kinh, bóng chuyển, cẩu lông, bắn súng, bơi lội, đấu kiếm xà đơn, xà kép, trượt tuyết, leo núi, cờ vua, nhảy cao, nhảy xa, bóng chày, đấu vật, cờ tướng.
3, Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm sau từ như để hoàn thiện các thành ngữ dưới đây:
a) Khỏe như..............
M: khỏe như voi
b) Nhanh như............
M: nhanh như cắt
Trả lời:
a, - Khỏe như trâu
Khỏe như hùm
b, - Nhanh như gió
- Nhanh như chớp
4, Câu tục ngữ sau đây nói lên điều gì?
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.
Trả lời:
Những người ăn được và ngủ được thì sẽ có một sức khỏe và thân thể khỏe mạnh, sung sướng không kém gì tiên. Những người ăn ngủ mà không ngon thì không chỉ mất tiền (do bị bệnh) mà còn mang nỗi lo vào mình.
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
Hãy viết về những đổi mới ở làng quê hoặc phố phường nơi em sinh sống. (M: Phát triển phong trào phát triển chăn nuôi, trồng cây gây rừng, phát triển nghề phụ, giữ gìn làng xóm hay phố phường sạch đẹp,... )
Trả lời:
Mở bài: Phường nơi em sinh sống tương đối nghèo so với các phường lân cận trong quận và là nơi tập trung nhiều người lao động ở nhiều tỉnh khác đến. Tuy vậy, trong thời gian qua nhân dân trong Phường đã chung tay làm được nhiều việc tốt, không thể không nói đến nhất đó là việc giữ gìn đường phố sạch đẹp.
Thân bài: Trước kia, ít ai chú ý tới việc giữ gìn vệ sinh chung. Các ngõ, hẻm thường ngập ngụa rác, nước thải. Những nhà trọ bẩn thỉu, nhếch nhác, quần áo phơi ngay ra lối đi. Mỗi khi có khách đến nhà em, đi từ đầu ngõ vào mẹ em đã lộ vẻ ngại ngùng. Thời gian sau này, các vị lãnh đạo trong Phường thống nhất thường xuyên xuống thăm các tổ dân phố và đã phát động bà con tham gia giữ gìn thành phố sạch đẹp. Ngày chủ nhật, các tốp thanh niên xung kích bắc loa kêu gọi mọi người dân làm vệ sinh nhà ở, phần hẻm ở trước cửa nhà. Ai nấy đều mang chổi quét sạch rác, nhổ cỏ và khơi thông cống rãnh. Lũ muỗi trốn dưới cống đã bị xịt thuốc tiêu diệt sạch sẽ. Không chỉ thế, các tờ giấy quảng cáo dán trên các cây cột điện đã được lột ra, Những số điện thoại viết trên tường nhà đã được cạo đi, quét lại sơn mới. Mọi người trong ngõ ai nấy đều vui vẻ lao động trong tiếng trống ếch của đội thiếu nhi. Các anh các chị đoàn viên vừa giúp bà con dọn dẹp, vừa nói chuyện cười nói ầm ĩ. Kết thúc buổi sáng, nhà cửa và các ngõ hẻm trong Phường đã sạch sẽ, quang đãng hẳn ra. Ai nấy nhìn nhau tươi cười, lộ vẻ hài lòng.
Kết bài: Từ đó trở về sau, người dân trong phường vẫn tiếp duy trì phong trào giữ gìn đường phổ sạch đẹp. Khu phố nơi em ở nay đã đổi mới, thay đổi rõ bộ mặt. Bà con đang phấn đấu để trở thành: “Khu phố văn hóa”.
Bài trước: Tuần 19 (trang 1 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2) Bài tiếp: Tuần 21 (trang 12 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2)