Trang chủ > Lớp 4 > Giải Vở bài tập Tiếng Việt 4 > Tuần 17 (trang 122, 123 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1)

Tuần 17 (trang 122, 123 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1)

1, Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng có âm đầu n hoặc l

Cồng chiêng là một...... nhạc cụ đúc bằng đồng, thường được sử dụng trong...... hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng...... tiếng nhất là ở Tây Nguyên và Hòa Bình.

b) Tiếng có vần âc hoặc âc

Khúc nhạc đưa mọi người vào...... ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng...... trời, làm mọi người tạm quên dần đi những lo toan và...... vả đời thường.

Trả lời:

a) Tiếng có âm đầu l hoặc n

Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc bằng đồng, thường được sử dụng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Tây Nguyên và Hòa Bình.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên dần đi những lo toan và vất vả đời thường.

2, Chọn chữ viết đúng chính tả trong dấu ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây.

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm một chiếc quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn xung quanh, sau đó (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi:

- Còn ai thức không đấy?

- Có tôi đây! Chàng hiệp sĩ (lên/nên) tiếng đáp.

Thế là, bà già (nhấc/nhất) chàng ra khỏi chiếc đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ 3 cái. Tức thì, hai con mắt của chàng hiệp sĩ bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay động đậy. Bà già đặt chàng hiệp sĩ xuống (đấc/đất). Chàng (lảo/xảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm/nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

Trả lời:

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà già. Bà ta cầm một chiếc quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn xung quanh, sau đó cất tiếng khàn khàn hỏi:

- Còn ai thức không đấy?

- Có tôi đây! Chàng hiệp sĩ lên tiếng đáp.

Thế là, bà già nhấc chàng hiệp sĩ ra khỏi chiếc đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ 3 cái. Tức thì, hai con mắt của chàng hiệp sĩ bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay động đậy. Bà già đặt chàng hiệp sĩ xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

I - Nhận xét

1, Đọc một đoạn văn dưới đây:

Trên nương, mỗi người làm một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già thì nhặt cỏ, đốt lá, còn mấy cậu bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

2, Tìm trong mỗi câu ở đoạn văn trên những từ ngữ thích hợp với từng nhóm sau:

Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
M: đánh trâu ra cày M : người lớn
............... ...............

Trả lời:

Từ ngữ chỉ hoạt động Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
M: đánh trâu ra cày M : người lớn
nhặt cỏ, đốt lá các cụ già.
bắc bếp thổi cơm mấy cậu bé
tra ngôcác bà mẹ
ngủ khì các em bé
sủa om cả rừng lũ chó

3, Đặt câu hỏi:

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
Người lớn đánh trâu ra cày ruộng. M: Người lớn làm gì? M: Ai đánh trâu ra cày?
Các cụ già thì nhặt cỏ, đốt lá.
Mấy cậu bé bắc bếp thổi cơm.
Các bà mẹ tra ngô.
Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
Lũ chó sủa om cả rừng.

Trả lời:

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
Người lớn đánh trâu ra cày ruộng. M: Người lớn làm việc gì? M: Ai đánh trâu ra cày?
Các cụ già thì nhặt cỏ, đốt lá. Các cụ già làm việc gì? Ai nhặt cỏ, đốt lá?
Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Mấy cậu bé làm việc gì? Ai bắc bếp thổi cơm?
Các bà mẹ tra ngô. Các bà mẹ làm việc gì?Ai tra ngô?
Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Ai ngủ khì trên lưng mẹ? Các em bé làm gì?
Lũ chó sủa om cả rừng. Lũ chó làm gì? Con gì sủa om cả rừng?

II - Luyện tập

1, Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai làm gì?. Viết lại chủ ngữ và vị ngữ của từng câu đó.

Câu Chủ ngữ Vị ngữ
Cuộc sống quê tôi gắn liền với cây cọ.
Cha tôi làm cho tôi một chiếc chổi cọ để quét sân, quét nhà.
Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để mùa sau gieo cấy.
Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để mùa sau gieo cấy.
Chị tôi biết đan nón lá cọ, lại biết đan cả làn cọ và mành cọ xuất khẩu.

Trả lời:

Câu Chủ ngữ Vị ngữ
Cuộc sống quê tôi gắn liền với cây cọ. Cuộc sống quê tôigắn liền với cây cọ
x. Cha tôi làm cho tôi một chiếc chổi cọ để quét sân, quét nhà.Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét sân, quét nhà
x. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để mùa sau gieo cấy
Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để mùa sau gieo cấy
x. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả làn cọ và mành cọ xuất khẩu.Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả làn cọ và mành cọ xuất khẩu

2, Viết một đoạn văn kể về các công việc em thường làm trong một buổi sáng. Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? Có trong đoạn văn dưới đây:

Trả lời:

Hằng ngày, em dậy từ rất sớm. Em làm vệ sinh cá nhân, xong thì ra sân tập thể dục. Sau đó, em vào kiểm tra lại sách và đồ dùng học tập để chuẩn bị đến trường. Mẹ em đã chuẩn bị bữa sáng ngon lành cho em. Em ăn sáng cùng ba mẹ. Ba dắt xe ra rồi đưa em đến trường.

ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I - Nhận xét

Đọc lại bài Cái cối tân (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 - 144). Tìm các đoạn văn trong bài văn, viết vào bảng ở sau đây. Cho biết nội dung chính của từng đoạn văn em mới tìm được.

Bài văn có... đoạn:

PhầnĐoạn Nội dung chính
Mở bài
Thân bài
Kết bài

Trả lời:

Bài văn có 4 đoạn:

PhầnĐoạn Nội dung chính
Mở bài 1 Giới thiệu về cái cối.
Thân bài

2

3

Tả hình dáng của cái cối.

Tả hoạt động của cái cối.

Kết bài 4 Nêu cảm nghĩ về cái cối.

II - Luyện tâp

1, Đọc bài văn Cây bút máy (Sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 170), trả lời những câu hỏi sau:

a) Bài văn gồm có mấy đoạn văn?

b) Đoạn nào tả hình dáng bên ngoài của chiếc bút máy?

M: Cây bút dài... bóng loáng.

c) Đoạn văn nào tả phần ngòi bút?

d) Câu nào mở đầu đoạn 3?

e) Câu nào kết thúc đoạn 3?

Trả lời:

a) Bài văn gồm có 4 đoạn văn?

b) Đoạn nào tả hình dáng bên ngoài của chiếc bút máy? : Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của chiếc bút.

M: Cây bút dài... bóng loáng.

c) Đoạn nào tả phần ngòi bút? : Đoạn 3 tả phần ngòi bút.

d) Câu nào mở đầu đoạn 3? : Câu: Mở nắp ra, em thấy ngòi bút hình lá tre, sáng loáng, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.

e) Câu nào kết thúc đoạn 3? : Câu: Rồi em tra nắp bút cho ngòi không bị tòe trước khi cất vào hộp.

2, Viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em:

Trả lời:

Chiếc bút của em có hiệu là Thiên Long. Đó là một cây bút nhỏ nhắn, thân có màu đỏ sậm, được làm bằng chất liệu nhựa cứng. Nắp bút bằng nhôm được mạ đồng bóng loáng. Đẩu bút thon thon thanh tú. ngòi bút có hình lá tre và mềm mại vô cùng.

VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ

I - Nhận xét

1, Đánh dấu x vào ô trống trước câu kể Ai làm gì?. Viết lại vị ngữ của từng câu đó và nêu ý nghĩa của vị ngữ.

Câu Vị ngữ Ý nghĩa của vị ngữ
Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
Người từ các buồn làng kéo về nườm nượp.
Mấy anh thanh niên khua cồng chiêng rộn ràng.
Các bà đeo những vòng vàng, vòng bạc.
Các chị mặc những chiếc váy thêu có màu sắc rực rỡ.
Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng.

Trả lời:

Câu Vị ngữ Ý nghĩa của vị ngữ
X. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. đang tiến về bãiChỉ hoạt động của con vật.
Người từ các buồn làng kéo về nườm nượp.
X. Mấy anh thanh niên khua cồng chiêng rộn ràng. khua cồng chiêng rộn ràng Chỉ hoạt động của con người.
Các bà đeo những vòng vàng, vòng bạc.
Các chị mặc những chiếc váy thêu có màu sắc rực rỡ.
Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng.

2, Cho biết vị ngữ trong các câu ở bài trên do từ ngữ nào tạo thành. Ghi dấu x vào ô trống thích hợp.

Do danh từ và những từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành

Do động từ và những từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành

Do tính từ và nhuwgx từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành

Trả lời:

X. Do động từ và những từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.

II - Luyện tập

1, Đánh dấu X vào ô trống trước câu kể Ai làm gì?. Viết lại vị ngữ của từng câu đó.

Câu Vị ngữ
Cả thung lũng trông giống như một bức tranh thuỷ mặc.
Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu.
Thanh niên đeo gùi lên rừng.
Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
Em nhỏ vui đùa trước nhà sàn.
Các cụ già ngồi chụm đầu bên những ché rượu cần
Các bà, các chị sửa soạn khung cửi

Trả lời:

Câu Vị ngữ
Cả thung lũng trông giống như một bức tranh thuỷ mặc.
Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu.
X. Thanh niên đeo gùi lên rừng. đèo gùi lên rừng
X. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. giặt giũ bên những giếng nước
X. Em nhỏ vui đùa trước nhà sàn.
vui đùa trước nhà sàn
X. Các cụ già ngồi chụm đầu bên những ché rượu cần chụm đầu bên những ché rượu cần
X. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi sửa soạn khung cửi

2, Nối các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ phù hợp ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?

A B
Đàn cò trắng kể chuyện cổ tích
Bà em giúp dân gặt lúa
Bộ đội bay lượn trên cánh đồng

Trả lời:

- Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.

- Bà em kể chuyện cổ tích.

- Bộ đội giúp dân gặt lúa.

3, Quan sát tranh vẽ sau đây. Viết từ 3 đến 5 câu kể Ai làm gì? miêu tả hoạt động của các nhân vật có trong tranh:

Trả lời:

Giờ ra chơi đã đến, sân trường đang im ắng bỗng trở nên náo nhiệt sau hồi trống báo hiệu giờ ra chơi. Từ các lớp học, học sinh ùa ra trông như đàn ong vỡ tổ. Ở một góc sân, các bạn nữ đang chơi nhảy dây, các bạn thì nam đá cầu. Dưới bóng cây rợp mát, một nhóm bạn cả nam lẫn nữ đang chụm đầu vào đọc một cuốn truyện. Dường như đọc đến đoạn truyện vui nên thì thoảng các bạn lại cười lên rúc rích.

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

1, Đọc các đoạn văn tả chiếc về cặp sách (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 172 - 173) và trả lời câu hỏi:

a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?

b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn.

Trả lời:

a) Các đoạn văn đã cho thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?

- Các đoạn văn đã cho thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.

b) Xác định nội dung miêu tả của mỗi đoạn văn.

- Đoạn 1: tả bao quát về chiếc cặp.

- Đoạn 2: tả bộ phận quai cặp và 2 dây đeo.

- Đoạn 3: tả phần bên trong của chiếc cặp.

2, Hãy quan thật sát kĩ chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Viết một đoạn văn để miêu tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp đó (Đọc 3 gợi ý trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 173).

Trả lời:

Chiếc cặp của em làm được làm bằng chất liệu da mềm, có màu xanh dương trông rất đẹp. Bề ngang của nó rộng chừng 35cm, chiều cao khoảng 25cm trông rất vừa vặn với khổ người gầy như em. Chiếc cặp nổi bật nhờ có gắn một chú gấu đội chiếc mũ đỏ nom rất ngộ nghĩnh trên nền da màu xanh dương.

Hoặc:

Cặp vừa có quai xách lại vừa có dây đeo rất tiện. Em thường dùng dây đeo để khoác lên vai mỗi khi được bố đưa đến trường. Cặp được làm bằng chất liệu da mềm mại, ở hai đầu dây có hai chiếc móc sắt bằng kim loại sáng bóng, đặc biệt đường chỉ khâu xung quanh mép rất cẩn thận và chắc chắn nên rất yên tâm và thoải mái mỗi khi đeo cặp đến trường.

3, Hãy viết một đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp của em. (Gợi ý: Chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng chất liệu gì? Trông như thế nào? Em thường đựng gì ở mỗi ngăn? )

Trả lời:

Chiếc cặp của em có 2 ngăn, 1 ngăn rộng bên trong, 1 ngăn phụ ở bên ngoài và 2 ngăn nhỏ xíu giống như hai chiếc túi ở bên hông cặp. Trong hai ngăn chính một bên em thường để sách giáo khoa, còn bên kia em đựng vở và hộp bút. Vách ngăn giữa hai ngăn được làm bằng một lớp vải mềm mại nhưng cũng rất chắc chắn.