Trang chủ > Lớp 12 > Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 12 > Phong cách ngôn ngữ hành chính - Tập làm văn 12

Phong cách ngôn ngữ hành chính - Tập làm văn 12

I. Kiến thức cần nhớ

Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong các đơn vị cơ quan nhà nước hay các tổ chức kinh tế, chính trị, hoặc giữa các cơ quan với cá nhân hay giữa các cá nhân trên cơ sở pháp lí

- Đặc trưng:

+ Tính khuôn mẫu

+ Tính minh xác

+ Tính công vụ

II. Bài tập vận dụng

Bài 1

Em hãy cho biết tên các văn bản hành chính thường liên quan đến công việc, học tập trong nhà trường của em?

Bài 2: Cho văn bản sau

Phong cách ngôn ngữ hành chính ảnh 1

QUYẾT ĐỊNH

V/v: Quyết định ban hành quy chế khen thưởng của tổ chức công đoàn

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013

- Căn cứ Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XI)

- Xét đề nghị của Ban Chính sách Kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định 1564/ QĐ- TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày ban hành

Điều 3. Cán bộ, đoàn viên và các cấp Công đoàn, các Ban và đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH

CHỦ TỊCH

Phạm Mai Hoa

Câu hỏi: Nêu đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (lược trích) sau đây.

Hướng dẫn trẻ lời

Bài 1:

Những văn bản hành chính liên quan tới công việc và học tập ở trường học như:

+ Đơn xin nhập học

+ Đơn xin nghỉ học,

+ Biên bản bàn giao cơ sở vật chất lớp học,

+ Quyết định khen thưởng,

+ Quyết định xử phạt,

+ Bản kiểm điểm, thông báo,

+ Giấy mời họp phụ huynh,

+ Biên bản hội nghị,

+ Biên bản nghiệm thu…

Bài 2:

Trong văn bản quyết định khen thưởng, có đặc trưng của văn bản hành chính như sau:

- Cấu trúc mang đặc điểm của văn bản hành chính:

Quốc hiệu, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, số kí hiệu văn bản, ngày tháng ban hành, nội dung văn bản, nơi nhận, quyền hạn, chức vụ, họ tên chữ kí của người có thẩm quyền

- Từ ngữ: sử dụng các từ ngữ mang phong cách hành chính: thông tư, căn cứ, nghị định, luật sửa đổi bổ sung, thi hành, hiệu lực, điều lệ, đề nghị…