Trang chủ > Lớp 12 > Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 12 > Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - Tập làm văn 12

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - Tập làm văn 12

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

I. Kiến thức cơ bản

Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi rất đa dạng:

Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung là phương tiện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.

- Cách làm nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi như sau:

* Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích cần nghị luận

* Thân bài:

Phân tích giá trị nội dung, giá trịnghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của đoạn trích, tác phẩm

* Kết bài:

Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích

II. Bài tập vận dụng

Phân tích văn bản Vợ chồng A Phủ

* Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ - một truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm, nội dung mà tác phẩm phản ánh.

* Thân bài

Truyện thể hiện sự đồng cảm của nhà văn với số phận người dân miền núi dưới chế độ cũ

- Nhân vật Mị:

Trước khi về nhà Pá Tra, Mị là cô gái trẻ hồn nhiên, vô tư và yêu đời.

Khi trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lý: Mị bị đày đọa về thể xác, tinh thần; dần chai sạn với nỗi đau

- Nhân vật A Phủ

Trước khi về nhà thống lý Pá Tra, A Phủ là chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ lao động.

Trong vụ kiện quái gở vì đánh con quan, bị vạ trở thành kẻ ở đợ trừ lương, mất tự do, suốt ngày làm lụng cực nhọc, vất vả.

* Vạch trần bản chất bạo ngược của chế độ phong kiến và thế lực thần quyền miền núi

- Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý, sống một cuộc sống khổ cực, lầm lũi, không có tự do và không hạnh phúc.

- Trong đêm tình mùa xuân Mị bị chính người chồng độc ác A Sử của mình trói đứng, Mị bị đánh đập, hành hạ.

- Nhân vật A Phủ bị bóc lột về sức lao động, chỉ vì làm mất con bò mà bị trói đứng đến chết.

* Phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người nghèo miền núi cao

- Mị trong đêm tình mùa xuân bị hành hạ nhưng tâm hồn cô vẫn theo tiếng sáo tự do. Mị nhớ lại những ngày Mị được vui chơi tự do.

Dám dũng cảm cởi trói cho A Phủ và cùng chàng chạy trốn.

- Vẻ đẹp của A Phủ thể hiện qua tính cách, qua phẩm chất trung thực, ngay thẳng, cần cù, khao khát được sống, và chính tính cách, phẩm chất mạnh mẽ giúp A Phủ đứng lên tìm tự do.

* Sự giác ngộ cách mạng

- Nhà văn Tô Hoài đã thể hiện thành công sự giác ngộ cách mạng, ước mơ tự do, hạnh phúc của người dân tộc miền núi.

- Nhà văn thể hiện hành trình thay đổi cuộc đời, dám đứng lên phá bỏ xiềng xích của hai vợ chồng A Phủ họ đứng lên bảo vệ mình, để rồi giải phóng quê hương.

Kết bài

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đầy chất thơ, trong sáng.

Truyện tái hiện được bức tranh phong cảnh đầy màu sắc, hài hòa, uyển chuyển

- Tái hiện cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi.