Bài 13: Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu - Giải BT Tin học 12
Bài 1 trang 104 Tin học 12: Hãy nêu các giải pháp bảo mật chủ yếu.
Giải đáp:- Các giải pháp chủ yếu cho bảo mật hệ thống gồm có:
+ Chính sách và ý thức,
+ Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng,
+ Mã hóa thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
Bài 2 trang 104 Tin học 12: Với vị trí người dùng, em có thể làm gì để bảo vệ hệ thống khi khai thác CSDL?
Giải đáp:- Với vị trí người dùng để bảo vệ hệ thống khi khai thác cơ sở dữ liệu em sẽ:
+ Đổi mật khẩu.
+ Mã hóa thông tin và nén dữ liệu.
Bài 3 trang 104 Tin học 12: Biên bản hệ thống dùng để làm gì?
Giải đáp:- Biên bản hệ thống dùng để:
+ Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu, …
+ Thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng: Nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật, …
+ Hỗ trợ đáng kể việc cho khôi phục hệ thống khi có sự cố kĩ thuật, đồng thời cung cấp thông tin cho phép đánh giá mức độ quan tâm của người dùng đối với hệ thống nói chung và với từng thành phần của hệ thống nói riêng.
+ Có thể phát hiện những truy cập không bình thường.
Bài 4 trang 104 Tin học 12: Cho ví dụ để giải thích lí do cần phải thường xuyên thay đổi tham số của hệ thống bảo vệ.
Giải đáp:Ví dụ:
- Người quản trị hệ thống chuyển qua đơn vị khác thì phải thay đổi toàn bộ mật khẩu của hệ thống để tránh trường hợp xấu xảy ra.
- Khi cơ sở dữ liệu bị xâm nhập lần đầu tiên do mất mật khẩu. Việc thay đổi tham số bảo vệ thường xuyên sẽ đảm bảo không thể dùng mật khẩu cũ (bằng một cách nào đó có được) để truy cập cơ sở dữ liệu trong những lần tiếp theo.
Bài trước: Bài 12: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu - Giải BT Tin học 12 Bài tiếp: Bài tập và thực hành 11 - Bảo mật cơ sở dữ liệu - Giải BT Tin học 12