Trang chủ > Lớp 12 > Đề kiểm tra Địa Lí 12 > Đề kiểm tra Học kì 2 Địa Lí 12 (Đề 4) - Giải BT Địa lí 12

Đề kiểm tra Học kì 2 Địa Lí 12 (Đề 4) - Giải BT Địa lí 12

Câu 1: Cao nguyên nào dưới đây không thuộc khu vực Tây Nguyên?

A. Mơ Nông

B. Lâm Viên

C. Đăk Lăk

D. Mộc Châu

Câu 2: Quan sát bảng

DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014

Tổng diện tích có rừng (Triệu ha)Độ che phủ (%)
194314,343,0
19837,222,0
200512,738,0
201413,841,6

Để biểu hiện diện tích và độ che phủ rừng của Việt Nam trong thời gian trên, biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột

B. Biểu đồ đường

C. Biểu đồ miền

D. Biểu đồ kết hợp

Câu 3: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, các cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam xếp theo thứ tự là:

A. Kon Tum, PleiKu, Mơ Nông, Di Linh, Đắk Lắk

B. Kon Tum, PleiKu, Đắk Lắk, Di Linh, Mộc Châu

C. Di Linh, Mơ Nông, Đắk Lắk, PleiKu, Kon Tum

D. Kon Tum, PleiKu, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh

Câu 4: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7 và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 khu vực núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là:

A. Phăng xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin

B. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng

C. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin

D. Chư Yang Sin, Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng

Câu 5: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh nào dưới đây không tiếp giáp với Lào?

A. Sơn La

B. Gia Lai

C. Điện Biên

D. Kon Tum

Câu 6: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông nào dưới đây thuộc hệ thống sông Hồng?

A. Sông Chảy

B. Sông Mã

C. Sông Cầu

D. Sông Thương

Câu 7: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, khu vực nào dưới đây có nhiều đất phèn nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Bắc Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 8: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu nào dưới đây:

A. Miền khí hậu phía Nam

B. Miền khí hậu Nam Trung Bộ

C. Miền khí hậu phía Bắc

D. Miền khí hậu Nam Bộ

Câu 9: Tây Nguyên là địa bàn tập trung chính của các dân tộc:

A. Tày, Nùng

B. Thái, Mông

C. Chăm, Hoa

D. Bana, Êđê

Câu 10: Điểm nào dưới đây không đúng với khu vực Đông Nam Bộ?

A. Số dân vào loại trung bình

B. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp

C. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác

D. Giá trị hàng xuất khẩu đứng thứ hai ở nước ta

Câu 11: Nhận định nào đây chưa chính xác khi nói về khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Các sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại cạn nước

B. Có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp hơn so với khu vực Bắc Trung Bộ

C. Các đồng bằng của khu vực nhỏ, hẹp do bị các nhánh núi ăn ra ngang biển chia cắt

D. Mang đặc điểm khí hậu của miền Đông Trường Sơn

Câu 12: Tỉnh nào của Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước?

A. Đắk Nông

B. Đắk Lắk

C. Kon Tum

D. Lâm Đồng

Câu 13: Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải vì:

A. Có mùa khô kéo dài và sâu sắc

B. Nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu vào đồng bằng

C. Địa hình thấp, nhiều ô trũng

D. Được phù sa bồi đắp hàng năm

Câu 14: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn?

A. Hải Phòng, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa

B. Hải Phòng, Nha Trang, Hải Dương, Đà Nẵng

C. Hải Phòng, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một

D. Hải Phòng, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Biên Hòa

Câu 15: Quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 23, sắp xếp các cảng biển ở Việt Nam kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam:

A. Cửa Lò, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất

B. Cái Lân, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất

C. Cái Lân, Vũng Áng, Cửa Lò, Dung Quất, Chân Mây

D. Vũng Áng, Cửa Lò, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân

Câu 16: Cây trồng chính của khu vực Đông Nam Bộ là:

A. Cây công nghiệp cận nhiệt đới

B. Cây công nghiệp nhiệt đới

C. Cây lương thực đặc biệt là lúa gạo

D. Cây công nghiệp ôn đới

Câu 17: Quan sát bảng:

DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2009

Đơn vị: nghìn ha

Năm1990200020052009
Cây công nghiệp hàng năm542,0778,1861,5753,6
Cây công nghiệp lâu năm657,31451,31633,61936

Nhận định nào dưới đây đúng với bảng trên:

A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm

B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng đều

C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm luôn nhỏ hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm

D. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm

Câu 18: Lợi thế quan trọng nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:

A. Phát triển trồng rừng, cây công nghiệp hàng năm

B. Trồng cây công nghiệp lâu năm cho giá trị cao

C. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng

D. Khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản

Câu 19: Nguyên nhân quan trọng nào làm cho Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ngành xay xát nhất cả nước?

A. Có sản lượng lúa nhất cả nước

B. Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

C. Nhiều lao động có kinh nghiệm xay xát

D. Dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn

Câu 20: Ở Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, cần:

A. Đầu tư mạnh cho xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật

B. Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi

C. Hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị

D. Gắn các khu vực sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp

Câu 21: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng?

A. 7,1%

B. 5,1%

C. 9,1%

D. 3,1%

Câu 22: Ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là:

A. Chế biến lương thực, thực phẩm

B. Vật liệu xây dựng

C. Cơ khí nông nghiệp

D. Sản xuất hàng tiêu dung

Câu 23: Điểm nào dưới đây không phải là ý nghĩa của các đảo và quần đảo tại Việt Nam:

A. là căn cứ để nước ta tiến ra biển lớn trong thời đại mới

B. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với khu vực biển và thềm lục địa quanh các đảo

C. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền quốc gia trên đất liền

D. Là hệ thống tiền tiêu góp phần bảo vệ bảo vệ đất liền

Câu 24: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc các tỉnh, thành phố nào của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đã Nẵng

B. Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng

C. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi

D. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa

Câu 25: Quan sát biểu đồ:

SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG, GIAI ĐOẠN 2012 – 2014

Nhận định nào dưới đây đúng về sản lượng gỗ khai thác của cả nước và một số khu vực, giai đoạn 2012 - 2014?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhiều hơn cả nước

B. Tây Nguyên giảm.Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng không ổn định; cả nước tăng nhanh

C. Cả nước tăng ít hơn số giảm của Tây Nguyên; Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng

D. Cả nước tăng nhanh hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ; Tây Nguyên giảm

Câu 26: Điểm nào không đúng khi nói về địa hình của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Bờ biển khúc khuỷu với nhiều vũng vịnh

B. Dải đồng bằng hẹp, bị chia cắt ở phía đông

C. Núi, gò đồi ở phía tây

D. Địa hình thấp dần từ đông sang tây

Câu 27: Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Giải quyết tốt vấn đề năng lượng

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

C. Giải quyết vấn đề nước

D. Bổ sung nguồn lao động

Câu 28: Lý do nào dưới đây là quan trọng nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế?

A. Giao lưu thuận lợi với các khu vực khác

B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm

D. Chính sách Nhà nước phát triển miền núi

Câu 29: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, tỉ trọng GDP của từng khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long so với GDP cả nước năm 2007 tương ứng là

A. 30,3 % và 15,6%

B. 31,3 % và 16,6%

C. 29,3% và 14,6%

D. 32,3% và 17,6%

Câu 30: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, khu kinh tế cửa khẩu nào nằm tại khu vực Tây Nguyên?

A. Tịnh Biên, Vĩnh Xương

B. Lào Cai, Móng Cái

C. Lệ Thanh, Bờ Y

D. Cầu Treo, Lao Bảo

Câu 31: Vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển Việt Nam không phải là:

A. Tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ

B. Phòng chống hiện tượng ô nhiễm môi trường biển

C. Sử dụng họp lí nguồn lợi thiên nhiên biển

D. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai

Câu 32: Lý do dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ là vì:

A. Sự năng động của nguồn lao động

B. Chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần

C. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí

D. Sự đa dạng của ngành công nghiệp

Câu 33: Vì sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ phần lớn có công suất nhỏ?

A. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn

B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít

C. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao

D. Các sông suối luôn ít nước quanh năm

Câu 34: Quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, huyện đảo nào dưới đây thuộc tỉnh Quảng Ninh?

A. Cô Tô, Cát Bà

B. Cái Bầu, Cô Tô

C. Phú Quốc, Cát Bà

D. Cát Bà, Bạch Long Vĩ

Câu 35: Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh:

A. Quảng Nam

B. Quảng Bình

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Ninh

Câu 36: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất ở các tỉnh:

A. Ninh Thuận, Bình Thuận

B. Khánh Hòa, Ninh Thuận

C. Phú Yên, Khánh Hòa

D. Quảng Nam, Quảng Ngãi

Câu 37: Điểm nào dưới đây không phải là chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển Việt Nam:

A. Phòng chống ô nhiễm môi trường biển

B. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai

C. Tập trung khai thác tài nguyên ven bờ

D. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển

Câu 38: Vùng kinh tế trọng điểm nào có ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

D. Ngoài 3 vùng kinh tế trọng điểm

Câu 39: Quan sát biểu đồ:

DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

Nhận định nào dưới đây đúng với diện tích và năng suất lúa cả năm ở Việt Nam, giai đoạn 2005-2014?

A. Diện tích giảm, năng suất tăng

B. Diện tích và năng suất đều giảm

C. Diện tích và năng suất đều tăng

D. Diện tích tăng, năng suất giảm

Câu 40: Quan sát bảng

DÂN SỐ, DIỆN TÍCH CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1995 - 2015

Năm19952015
Dân số (Triệu người)124,5126,6
Diện tích (Nghìn km2)378,0378,1

Mật độ dân số của Nhật Bản năm 1995 và 2015 là:

A. 32,9 người/km2 và 3,5 người/km2

B. 3290 người/km2 và 3350 người/km2

C. 329 người/km2 và 335 người/km2

D. 32,9 người/km2 và 0,35 người/km2

ĐÁP ÁN