Đề kiểm tra Học kì 2 Địa Lí 12 (Đề 3) - Giải BT Địa lí 12
Câu 1: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nơi nào dưới đây ở nước ta khai thác khí đốt?
A. Rạng Đông
B. Lan Tây
C. Bạch Hổ
D. Hồng Ngọc
Câu 2: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, trung tâm nào dưới đây ở Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp không phải từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Biên Hoà
B. Vũng Tàu
C. TP. Hồ Chí Minh
D. Thủ Dầu Một
Câu 3: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tại Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào dưới đây được xếp theo thứ tự từ nam ra bắc?
A. Dung Quất, Nhơn Hội, Chu Lai, Nam Phú Yên, Vân Phong
B. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong
C. Vân Phong, Nhơn Hội, Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên
D. Vân Phong, Nam Phú Yên, Nhơn Hội, Dung Quất, Chu Lai
Câu 4: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, trung tâm nào dưới đây ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Vĩnh Phúc.
D. Bắc Ninh.
Câu 5: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 kết hợp với trang 10, hãy cho biết công trình thuỷ điện nào dưới đây nằm trên sông Đà?
A. Hòa Bình
B. Buôn Tua Srah
C. Thác Bà
D. Ninh Bình
Câu 6: Nhận định nào không đúng với vị trí địa lí của khu vực Tây Nguyên?
A. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia
B. Nằm sát khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Liền kề khu vực Đông Nam Bộ
D. Giáp với Biển Đông
Câu 7: Lợi thế quan trọng nhất giúp Tây Nguyên trở thành khu vực chuyên canh cây công nghiệp lớn là:
A. Có đất badan tập trung thành khu vực lớn
B. Có nguồn nước ngầm phong phú
C. Có độ ẩm quanh năm cao
D. Có hai mùa mưa khô rõ rệt
Câu 8: Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất cả nước không phải là vì
A. Lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại
B. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi
C. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài
D. Chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư
Câu 9: Cây công nghiệp có vai trò quan trọng nhất đối với khu vực Đông Nam Bộ:
A. Chè
B. Cao su
C. Cà phê
D. Hồ tiêu
Câu 10: Tài nguyên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
A. Dầu khí
B. Đất
C. Lâm sản
D. Nước
Câu 11: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh nào dưới đây của nước ta không giáp biển?
A. Thanh Hóa
B. Quảng Ninh
C. Hải Dương
D. Ninh Bình
Câu 12: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu nào dưới đây không thuộc khu vực Bắc Trung Bộ?
A. Cha Lo
B. Lao Bảo
C. Cầu Treo
D. Tây Trang
Câu 13: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia của khu vực Duyên hải miền Trung là:
A. Đà Nẵng, Nha Trang
B. Huế, Đà Nẵng
C. Nha Trang, Phan Thiết
D. Vinh, Huế
Câu 14: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nghi Sơn
B. Chu Lai
C. Dung Quất
D. Nhơn Hội
Câu 15: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Mùa khô kéo dài
B. Tài nguyên khoáng sản ít
C. Có nhiều ô trũng ngập nước
D. Đất phèn chiếm diện tích lớn
Câu 16: Đặc điểm nào không đúng với khu vực hạ châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Có các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải
B. Có các khu vực trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi nồi ven sông
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng
D. Có độ cao từ 2 đến 4 m so với mực nước biển
Câu 17: Điểm nào dưới đây không phải là giải pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ ở nước ta:
A. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ
B. Cấm đánh bắt hủy diệt
C. Làm ô nhiễm nước biển
D. Tránh đánh bắt quá mức
Câu 18: Điểm nào dưới đây đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển nước ta?
A. Sinh vật biển giàu, nhiều thành phần loài
B. Độ mặn trung bình khoảng 20-33%
C. Biển nhiệt đới ấm quanh năm
D. Biển có độ sâu trung bình
Câu 19: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có các tỉnh và thành phố là:
A. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng
B. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang
C. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận
D. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long
Câu 20: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, Tỉnh duy nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là:
A. Quảng Ngãi
B. Quảng Nam
C. Bình Thuận
D. Khánh Hòa
Câu 21: Sông ngòi ở Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi nhất để:
A. Phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm
B. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
C. Xây dựng các nhà máy thủy điện
D. Phát triển giao thông vận tải đường sông
Câu 22: Nhận định nào dưới đây không đúng với điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn
B. Tài nguyên khoáng sản hạn chế
C. Mùa khô kéo dài sâu sắc
D. Chịu ảnh hưởng mạnh của bão
Câu 23: Quan sát bảng:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2014
Đơn vị: %
Năm | 2000 | 2014 |
Cây ăn quả | 5 | 6 |
Cây lương thực | 75 | 71 |
Cây công nghiệp hàng năm | 7 | 6 |
Cây công nghiệp lâu năm | 13 | 17 |
Tổng số | 100 | 100 |
Biểu đồ phù hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng nước ta năm 2000 và 2014 (%) là:
A. Biểu đồ tròn
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ kết hợp
D. Biểu đồ miền
Câu 24: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị của nước ta có quy mô dân số trên 1 triệu người là:
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng
B. Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng
Câu 25: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào dưới đây nằm ở trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hòn La
B. Vân Đồn
C. Nghi Sơn
D. Vũng Áng
Câu 26: Đặc điểm nổi bật của tự nhiên khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam, giáp biển
B. Lãnh thổ hẹp ngang, có mưa về thu đông và mùa khô kéo dài
C. Lãnh thổ hẹp, bị chia cắt bởi các núi đâm ngang biển
D. Lãnh thổ hẹp, nằm ở sườn đông Trường Sơn, giáp biển
Câu 27: Điểm nào dưới đây không phải là vai trò của việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển
B. Khẳng định chủ quyền biển – đảo của nước ta
C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế - xã hội
D. Thúc đẩy nhanh ngành vận tải biển phát triển
Câu 28: Các đảo đông dân ở nước ta là:
A. Côn Đảo, Thổ Chu
B. Cát Bà, Lý Sơn
C. Kiên Hải, Côn Đảo
D. Trường Sa Lớn
Câu 29: Cho biểu đồ
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUG BỘ NĂM 2012
Nhận định nào dưới đây không đúng với sự thể hiện của biểu đồ trên?
A. Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ
B. Tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng của mỗi khu vực đều nhỏ hơn tỷ khai thác
C. Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác của mỗi khu vực đều lớn hơn nuôi trồng
Câu 30: Những ngành công nghiệp chủ yếu ở khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ là:
A. cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng
B. cơ khí, nhiệt điện, sản xuất ô tô, sản xuất hàng tiêu dùng
C. cơ khí, luyện kim màu, sản xuất hàng tiêu dùng
D. cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 31: Ở Duyên hải Nam Trung Bộ hoạt động công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của khu vực phần lớn là vì:
A. Kết cấu hạ tầng lạc hậu
B. Thiếu nguyên liệu cho công nghiệp
C. Thường xuyên xảy ra thiên tai
D. Nguồn nhân lực phân bố chưa đều
Câu 32: khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp nào dưới đây?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng
B. Sản xuất vật liệu xây dựng
C. Chế biến nông- lâm- thủy sản
D. Khai thác khoáng sản và thủy điện
Câu 33: Khó khăn lớn nhất của khu vực Đồng bằng sông Hồng là:
A. Quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp
B. Sức ép của vấn đề dân số
C. Môi trường bị ô nhiễm
D. Nhiều thiên tai
Câu 34: Giải pháp nào dưới đây không thích hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Lai tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn
B. Chia ruộng thành các ô nhỏ nhằm thuận tiện cho việc thau chua, rửa mặn
C. Tăng cường khai thác các nguồn lợi mùa lũ
D. Tăng cường khai phá rừng ngập mặn nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản
Câu 35: Quan sát bảng
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm | 2000 | 2005 | 2007 | 2014 |
Kinh tế Nhà nước | 39205 | 62175 | 79673 | 312175 |
Kinh tế ngoài Nhà nước | 177743 | 399870 | 638842 | 2523256 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 3461 | 18247 | 27644 | 116668 |
Nhận định nào dưới đây không đúng về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế từ năm 2000 đến năm 2014?
A. Thành phần kinh tế Nhà nước có tốc độ tăng chậm nhất
B. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tốc độ tăng nhanh nhất
C. Tất cả các thành phần kinh tế đều tăng
D. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tốc độ tăng nhanh hơn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 36: Cho biểu đồ
CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (%)
Nhận định nào dưới đây đúng với biểu đồ?
A. Tỉ trọng của dịch vụ không tăng
B. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng rất nhanh
C. Tỉ trọng của nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng chậm
D. Tỉ trọng của nông, lâm nghiệp và thuỷ sản luôn nhỏ nhất
Câu 37: 2 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất vì có đặc điểm chung nào?
A. Có điều kiện địa hình thuận lợi
B. Có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển
C. Có khí hậu ổn định, ít thiên tai
D. Giàu tài nguyên khoáng sản
Câu 38: Tài nguyên du lịch tự nhiên có sức hút du khách lớn nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Các bãi tắm, bờ biển đẹp.
B. Các suối nước khoáng, nước nóng.
C. Các vườn quốc gia.
D. Các danh lam thắng cảnh.
Câu 39: Điểm quyết định nhất trong vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu đối với ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ là:
A. khí hậu ổn định, ít thiên tai
B. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú
C. nguồn lao động dồi dào, giá thành lao động rẻ
D. vốn đầu nước ngoài lớn nhất cả nước
Câu 40: Quan sát bảng:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995-2014
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm | 1995 | 2005 | 2007 | 2010 | 2014 |
Khai thác | 1195,3 | 1987,9 | 2074,5 | 2450,8 | 2920,4 |
Nuôi trồng | 389,1 | 1478,0 | 2123,3 | 2706,8 | 3412,8 |
Để biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 1995 – 2014, biểu đồ thích hợp nhất là?
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ tròn
D. Biểu đồ cột
ĐÁP ÁN
Bài trước: Đề kiểm tra Học kì 2 Địa Lí 12 (Đề 2) - Giải BT Địa lí 12 Bài tiếp: Đề kiểm tra Học kì 2 Địa Lí 12 (Đề 4) - Giải BT Địa lí 12