Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Sinh học 9 > Bài 9: Nguyên phân - trang 27 SGK Sinh học 9

Bài 9: Nguyên phân - trang 27 SGK Sinh học 9

Bài 9: Nguyên phân

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 9 trang 27: Quan sát hình 9.2 và ghi vào bảng 9.1 về mức độ đóng, duỗi xoắn nhiều hay ít.

Hướng dẫn giải:

Bảng 9.1. Mức độ đóng duỗi, xoắn của NST quan các kì

Hình thái NST Kì trung gian Kì đầu Kì giữaKì sau Kì cuối
- Mức độ duỗi xoắn - Cực đại - Không - Không - Ít - Tháo xoắn hoàn toàn
- Mức độ đóng xoắn - Không - ít - Cực đại - Không - Không

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 9 trang 28: Dựa vào những thông tin nêu trên, hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 9.2

Hướng dẫn giải:

Bảng 9.2. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân

Các kì Những diễn biến cơ bản của NST
Kì trung gian NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các NST kép đính vào thoi phân bào ở tâm động
Kì đầu Các NST kép đóng xoắn cực đại. Các NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì giữa NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li độc lập về 2 cực của tế bào
Kì cuối Các NST đơn dãn xoắn, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất


Bài 1 (trang 30 sgk Sinh học 9):
Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

Hướng dẫn giải:

- Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở kì giữa và kì trung gian, cụ thể:

+ Ở kì giữa NST co ngắn và đóng xoắn cực đại (dạng đăc trưng)

+ Ở kì trung gian NST duỗi xoắn hoàn toàn (dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn).

- Nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì vì: Sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào.

Bài 2 (trang 30): Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

a) Kì đầu

b) Kì giữa

c) Kì sau

d) Kì trung gian

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: d. Kì trung gian

Giải thích: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì trung gian của chu kì tế bào.

Bài 3 (trang 30): Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.

Hướng dẫn giải:
Diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:
Kì đầu

- Thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào, màng nhân và nhân con tiêu biến.

- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào.

Kì giữaCác NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau2 crômatit từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào.
Kì cuốiTới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh.

Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ (2n NST)

Bài 4 (trang 30): Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a) Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

c) Sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con.

d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

Hướng dẫn giải:

Quá trình nguyên phân là sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con

Đáp án đúng là: B

Bài 5 (trang 30): Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

a) 4

b) 8

c) 16

d) 32.

Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C. 16
Giải thích:
Ở kì trung gian, NST tự nhân đôi => Khi bước vào quá trình nguyên phân, tế bào ruồi giấm có bộ NST kép: 2n = 8 NST kép (16 crômatit)
Ở kì đầu và kì giữa NST của ruồi giấm đều ở trạng thái NST kép
Ở kì sau của quá trình nguyên phân hai crômatit của các NST kép tách nhau ra và di chuyển về hai cực của tế bào nên trong tế bào có 16 NST