Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Sinh học 9 > Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người - trang 82 Sinh học 9

Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người - trang 82 Sinh học 9

Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 29 trang 82: Hãy quan sát hình 29.1. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và bộ NST của người bình thường?

- Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào?

Hướng dẫn giải:

- Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và bộ NST của người bình thường đó là:

+ Bệnh nhân Đao có bộ NST=47, có 3 NST số 21.

- Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài như: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 29 trang 83: Quan sát hình 29.2. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ và bộ NST của người bình thường.

- Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tớcnơ qua những đặc điểm nào?

Hướng dẫn giải:

- Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ và bộ NST của người bình thường:

+ Bệnh nhân Tớcnơ có bộ NST=45, chỉ có 1 chiếc NST giới tính X.

- Có thể nhận biết bệnh nhân Tớcnơ qua những đặc điểm bên ngoài như: nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

Bài 1 (trang 85 sgk Sinh học 9): Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?

Hướng dẫn giải:

Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái:

- Bệnh nhân Đao: biểu hiện qua hình thái bên ngoài: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt một mí, hơi sâu, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

- Bệnh nhân Tớcnơ có hình thái bề ngoài: bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

Bài 2 (trang 85): Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật 6 ngón tay ở người.

Hướng dẫn giải:

- Đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng: Tóc và da màu trắng, mắt hồng do một đột biến gen lặn gây ra.

- Đặc điểm di truyền của bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn khác gây ra (do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ).

- Tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra.

Bài 3 (trang 85): Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó.

Hướng dẫn giải:

* Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người:

- Do tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên gây ra.

- Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào.

- Ô nhiễm môi trường (do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay một số chất độc hoá học rải trong chiến tranh).

* Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền trên:

- Đấu tranh chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học.

- Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễu môi trường.

- Sử dụng hợp lí, đúng quy định đối với các loại thuốc sâu, diệt cỏ và một số chất độc có hại khác.

- Khi đã mắc một số tật, bệnh di truyền nguy hiểm thì không nên kết hôn, nếu kết hôn thì hạn chế hoặc không nên sinh con. Đặc biệt trường hợp gia đình chồng đã có người mang tật, bệnh di truyền, người phụ nữ lại mang tật, bệnh di truyền đó thì không nên sinh con.