Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - trang 67 SGK Sinh học 9
Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 23 trang 67: Quan sát hình 23.1 và cho biết: Quả của 12 kiểu cây dị bội (2n+1) khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả ở cây lưỡng bội bình thường như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Quả của các cá thể dị bội khác nhau và khác với quả của cây lưỡng bội về kích thước (to hơn hoặc nhỏ hơn), hình dạng (tròn hoặc thuôn dài), về độ dài của gai (dài hơn hoặc ngắn hơn).
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 23 trang 68: Quan sát hình 23.2 và giải thích sự hình thành các cá thể dị bội (2n+1) và (2n-1) NST.
Hướng dẫn giải:
* Sự hình thành các cá thể dị bội (2n+1) và (2n-1) NST.
- Giao tử mang cặp NST tương đồng của bố (hoặc mẹ) kết hợp với giao tử mang 1 NST của mẹ (hoặc bố) thì sẽ cho thể dị bội (2n+1).
- Sự kết hợp giữa một giao tử mang 1 NST của bố (hoặc mẹ) và 1 giao tử không mang NST nào của mẹ (hoặc bố) thì sẽ cho thể dị bội (2n-1).
Bài 1 (trang 68 sgk Sinh học 9): Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy những dạng nào?
Hướng dẫn giải:Các dạng biến đổi số lượng ở 1 cặp NST là:
+ Thể một nhiễm (2n – 1)
+ Thể ba nhiễm (2n + 1)
+ Thể không nhiễm (2n – 2)
Bài 2 (trang 68): Cơ chế nào dẫn tới sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n+1) và (2n-1)?
Hướng dẫn giải:Cơ chế dẫn tới hình thành thể (2n+1) và (2n-1) được giải thích trên cơ sở sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân hình thành giao tử. Kết quả một giao tử có cả 2 NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó.
Sơ đồ:
Bài 3 (trang 68): Hãy nêu hậu quả của đột biến dị bội?
Hướng dẫn giải:Hậu quả của đột biến dị bội là sự biến đổi số lượng NST làm mất cân bằng gen, có thể gây ra những rối loạn về sinh lí, sinh hóa trong tế bào và cơ thể dẫn đến các hội chứng bệnh lí khác nhau thậm chí gây chết.
Bài trước: Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - trang 65 SGK Sinh học 9 Bài tiếp: Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) - trang 69 SGK Sinh học 9