Trang chủ > Lớp 9 > Giải BT Sinh học 9 > Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần - trang 99 Sinh 9

Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần - trang 99 Sinh 9

Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 99: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Hiện tượng thoái hóa di tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: các cá thể của các thế hệ tiếp có sức sống kém dần ở các dấu hiệu biểu hiện như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, … bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít, …

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 100: Hãy trả lời các câu hỏi sau: giao phối gần là gì? Giao phối gần gây ra những hậu quả nào ở động vật?

Hướng dẫn giải:

- Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

- Hậu quả của việc giao phối gần ở động vật: Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 101: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

- Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?

Hướng dẫn giải:

- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp giảm.

- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa vì xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp lặn gây hại cho cơ thể sinh vật.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 101: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Hướng dẫn giải:

- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống là để:

+ Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn

+ Tạo dòng thuần chủng

+ Thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng

+ Phát hiện các gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.

Bài 1 (trang 101 sgk Sinh học 9): Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá vì: Các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình.

Ví dụ:

Giải bài 1 trang 101 sgk Sinh 9 ảnh 1

Bài 2 (trang 101 sgk Sinh học 9): Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn giải:

Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích: Củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen, phát hiện các gen xấu loại bỏ ra khỏi cơ thể.