Bài 31: Công nghệ tế bào - trang 89 Sinh học 9
Bài 31: Công nghệ tế bào
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 31 trang 89: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Công nghệ tế bào là gì?
- Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
Hướng dẫn giải:
- Công nghệ tế bào là ngành kỹ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc sau:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang đi nuôi cấy để tạo mô non (mô sẹo)
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hóa thành các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như dạng gốc vì đây là con đường sinh sản vô tính, cá thể mới sinh ra từ một tế bào hoặc mô của cá thể cũ, không có sự tổ hợp với tế bào khác.
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 31 trang 91: Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Hướng dẫn giải:
Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Ưu điểm:
+ Mang lại iệu quả tăng nhanh về số lượng cá thể, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
+ Giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Triển vọng:
+ Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm, đối với động vật có thể tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào được chuyển gen người mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng.
Bài 1 (trang 91 sgk Sinh học 9): Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?
Hướng dẫn giải:- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc.
- Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết yếu đó là:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tạo mô non (mô sẹo).
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô non để chúng phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Bài 2 (trang 91): Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Hướng dẫn giải:- Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm: phương pháp có hiệu quả, tăng nhanh số lượng cá thể trong một thời gian ngắn, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng.
- Triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm nhằm nhân nhanh nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng. Đối với động vật việc nhân bản vô tính để tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.
Bài trước: Bài 30: Di truyền học với con người - trang 86 Sinh học 9 Bài tiếp: Bài 32: Công nghệ gen - trang 93 Sinh 9