Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái - trang 119 Sinh 9
Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 41 trang 119: Quan sát trong tự nhiên, hãy điền tiếp nội dung phù hợp với các ô trống trong bảng 41.1.
Hướng dẫn giải:
STT | Tên sinh vật | Môi trường sống |
1 | Cây hoa hồng | Đất – không khí |
2 | Cá chép | Nước |
3 | Sán lá gan | Sinh vật |
4 | Giun đất | Trong đất |
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 41 trang 119: Hãy điền vào bảng 41.2 tên các nhân tố sinh thái của môi trường tự nhiên, lựa chọn và sắp xếp các nhân tố sinh thái theo từng nhóm.
Hướng dẫn giải:
Nhân tố vô sinh | Nhân tố con người | Nhân tố các sinh vật khác |
Nhiệt độ | Người trồng cây | Sâu hại cây trồng |
Ánh sáng | Người bón phân | Chim sẻ bắt sâu |
Không khí | Người cải tạo đất | Sán ký sinh trong chó |
Nước | Người tưới nước | Vi khuẩn gây bệnh |
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 41 trang 120: Em hãy nhận xét sự thay đổi của nhân tố sau:
- Trong một ngày (từ sáng tới tối), ánh sáng mặt trời chiếu trên đất thay đổi như thế nào?
- Ở nước ta, độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?
- Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Nhận xét:
- Trong một ngày (từ sáng tới tối), cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên đất tăng dần từ sáng tới trưa và giảm dần vào chiều cho đến tối.
- Ở nước ta, vào mùa hè ngày dài đêm ngắn và mùa đông ngày ngắn đêm dài.
- Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như sau:
+ Mùa xuân: ấm áp.
+ Mùa hè: nóng bức
+ Mùa thu: mát mẻ.
+ Mùa đông: lạnh.
Bài 1 (trang 121 sgk Sinh học 9): Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.
Hướng dẫn giải:Ta có thể sắp xếp cá nhân tố trên vào hai nhóm nhân tố sinh thái chính như sau:
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.
Bài 2 (trang 121): Quan sát trong lớp học và điền thêm vào bảng những nhân tố sinh thái tác động tới việc học tập và sức khoẻ của học sinh vào bảng 41.3
Bảng 41.3. Bảng điền các nhân tố sinh thái trong lớp học
STT | Nhân tố sinh thái | Mức độ tác động |
---|---|---|
1 | Ánh sáng | Đủ ánh sáng để đọc sách |
2 | ... |
Hướng dẫn giải:
STT | Nhân tố sinh thái | Mức độ tác động |
---|---|---|
1 | Ánh sáng | Đủ ánh sáng để đọc sách |
2 | Nghe giảng | Lắng nghe thầy giảng |
3 | Viết bài | Chép bài đầy đủ |
4 | Trời nóng bức | Ngồi chật, khó chịu, ảnh hưởng đến học tập |
5 | Giáo viên giảng bài | Tác động tới học sinh, lắng nghe thầy cô giảng bài. |
6 | Bạn học ngồi cạnh nói chuyện trong giờ học | Nói chuyện trong giờ, không tập trung nghe giảng |
7 | ... |
Bài 3 (trang 121): Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.
Khi đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi.
Bài 4 (trang 121): Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, trong đó điểm cực thuận là +55oC.
- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.
Hướng dẫn giải: