Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Lịch Sử 6 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 6 Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nươc ta

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nươc ta

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được vết tích Người tối cổ và Người tinh khôn trên đất nước Việt nam
- Hiểu được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng ý thức tự hào dân tộc: nước ta có qúa trình phát triển lịch sử lâu đời.
- Bồi dưỡng ý thức quý trọng qúa trình lao động của ông cha để cải tạo con người, cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất để xây dựng cuộc sống ngày càng phong phú và tốt đẹp hơn
3. Kĩ năng
- Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử, hình ảnh, bản đồ... rút ra nhận xét và so sánh.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Kỹ năng quan sát tranh ảnh
- chỉ bản đồ, so sánh, nhận xét.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm …..
III. Phương tiện
Lược đồ một số di chỉ khảo cổ Việt Nam, tranh ảnh sách giáo khoa.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word
- Tranh ảnh có liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Thời cổ đại có những thành tựa văn hóa nào?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là biết được dấu tích Người tối cổ và Người tinh khôn và sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh về đời sống của người nguyên thủy và yêu cầu trả lời câu hỏi:
Những hình ảnh trên gợi cho em vấn đề gì?
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh có thể trình bày đây là đời sống của người nguyên thủy.
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: Việt Nam là một trong những chiếc nôi của xã hội loài người, cũng như các quốc gia cổ đại khác, nước ta cũng có một lịch sử lâu đời, cũng có những thành tựu văn hoá đáng quý, đáng tự hào... Bài học hôm nay mở đầu với thời kì đầu tiên trong lịch sử xã hội nguyên thuỷ nước ta.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Mục tiêu: Biết được đặc điểm và dấu tích của Người tối cổ
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Lược đồ một số di chỉ khảo cổ Việt Nam, tranh ảnh Hình 18,19
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Giáo viên: Giải thích khái niệm về “dấu tích”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 và Hình 24 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nhóm lẻ: Nêu đặc điểm của Người tối cổ.

+ Nhóm chẵn: Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt Nam? Cách đây bao nhiêu năm?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GDMT: Điều kiện tự nhiên của Việt Nam thời xa xưa thuận lợi cho con người xuất hiện. Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người. Đời sống của người tối cổ vô cùng thấp kém, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Cách đây 40 - 30 vạn năm Người tối cổ xuất hiện trên đất nước ta.

- Dấu tích của người tối cổ được phát hiện ở

+ Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), tìm thấy những chiếc răng Người tối cổ.

+ Núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai. ) tìm thấy những mảnh đá ghè đẽo mỏng ở nhiều chổ, có hình thù rõ ràng dùng để chặt và đập.

2. Hoạt động 2: Ở giai đoạn đầu Người tinh khôn sống như thế nào?
- Mục tiêu: Biết được đặc điểm và dấu tích của Người tinh khôn ở giai đoạn đầu.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, ……..
- Phương tiện: Tranh Hình 20
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc mục 2 và quan sát Hình 20 sách giáo khoa (4 phút), thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nêu đặc điểm của Người tinh khôn.

+ Người tinh khôn trên đất nước ta sinh sống vào thời gian nào và ở đâu?

+ Công cụ sản xuất của người tinh khôn ở giai đoạn này có gì mới so với người tối cổ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các tri kiến đã hình thành cho học sinh.

- Dấu tích của người tinh khôn ở thời kì đầu tiên được tìm thấy: mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An... Họ sinh sống cách đây 3-2 vạn năm.

- Công cụ chủ yếu là những chiếc rìu đá bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ nhưng hình thù đã rõ ràng.

3. Hoạt động 3: Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới?
- Mục tiêu: Biết giai đoạn phát triển của Người tinh khôn
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Hình 20,21,22 và 23 sách giáo khoa.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc mục 3 sách giáo khoa (3 phút), thảo luận theo cặp và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy nơi nào trên đất nước ta ở giai đoạn phát triển?

+ Học sinh quan sát hình 20,21,22 và 23 sách giáo khoa so sánh với hình 18,19. Cho biết sự khác nhau ở giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển của người tinh khôn được thể hiện ở những điểm nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Vết tích của người tinh khôn giai đoạn phát triển được tìm thấy ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh)...

- Thời gian: từ 12.000 đến 4000 năm cách ngày nay.

- Dụng cụ được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai, một số dụng cụ bằng xương, sừng, đồ gốm.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: dấu tích và sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời.
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Hãy ghép thông tin ở cột A với nhau cột B sao cho phù hợp.

A. 1-a; 2-c; 3-b.
B. 1-c; 2-b; 3-a.
C. 1-a; 2-b; 3-c.
D. 1-b; 2-a, 3-c.
Câu 2: Ở Việt Nam tìm thấy mảnh đá được ghè đẽo mỏng ở nhiều chổ, có hình thù rõ ràng là của
A. Vượn cổ.
B. Người tinh khôn giai đoạn đầu.
C. Người tối cổ.
D. Người tinh khôn giai đoạn phát triển.
Câu 3: Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở nơi nào trên đất nước ta?
A. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa).
B. Núi Đọ, Hang Đắng (Ninh Bình).
C. Núi Đọ, Xuân Lộc (Đồng Nai), Hòa Bình.
D. Núi Đọ, Sơn Vi (Phú Thọ), mái đá Ngườm (Thái Nguyên).
Câu 4: Đặc điểm của công cụ do Người tinh khôn ở giai đoạn đầu chế tạo là
A. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
B. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
C. Công cụ đá ghè đẽo, mài cẩn thận.
D. Công cụ chủ yếu bằng xương, tre, gỗ.
Câu 5: Ý nào nhận xét đúng về địa bàn phân bố của người tối cổ trên đất nước ta?
A. Ở miền núi phía Bắc nước ta ngày nay.
B. Ở miền Bắc và miền Trung nước ra ngày nay.
C. Chủ yếu ở miền Nam nước ta ngày nay.
D. Ở nhiều địa phương trên cả nước.
+ Phần tự luận
Câu 6: Lập bảng hệ thống về giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ trên đất nước ta. (theo mẫu)

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. Học sinh đánh giá, nhận xét …
- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
Đánh giá về câu nói của Bác Hồ:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Học bài – Soạn bài 9 sách giáo khoa
+ Những điểm mới trong đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy thời Hòa Bình- Bắc Sơn-Hạ Long là gì?
+Thị tộc mẫu hệ là gì?