I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang: sự phát triển sản xuất, làm thủy lợi và giải quyết các vấn đề xung đột.
- Biết được sơ lược về nước Văn Lang (thời gian thành lập, địa điểm) và tổ chức nhà nước Văn Lang.
- Đánh giá được công lao của Vua Hùng đã có công dựng nước.
- Liên hệ với tình hình đất nước ta hiện nay.
2. Thái độ
- Giáo dục truyền thống yêu nước, trân trọng những công lao của các vua Hùng.
- Có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay.
- Thấy được hạn chế của vua Hùng trong quá trình dựng nước, từ đó rút ra được bài học cho viêc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực tái hiện quá trình dựng nước của vua Hùng.
+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về quá trình dựng nước của vua Hùng.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống: ý thức gìn giữ bảo vệ và xây dựng đất nước, nâng cao ý thức học tập, lao động để xây dựng và bảo vệ đất nước ta trong thời đại hiện nay.
II. Phương pháp
Nêu vấn đề, phân tích, so sánh, động não, thảo luận nhóm.....
III. Phương tiện
Tranh ảnh, máy chiếu…
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
- Một số câu ca dao, tục ngữ, nhận định và tư liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Hoàn thành các nội dung giáo viên đã giao ở tiết trước.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Nêu những nét mới về tình hình kinh tế-xã hội của cư dân Lạc Việt.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là điều kiện ra đời nhà nước, tổ chức nhà nước Văn Lang để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:
+ Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.
+ Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến những chuyển biến gì của người dân Việt Cổ?
+ Em có hiểu biết gì về chuyển biến trong sản xuất và xã hội người dân Việt Cổ?
- Dự kiến sản phẩm
+ Bốn hình ảnh này là: những chuyển biến tiến bộ của dụng cụ sản xuất.
+ Đó là những hình ảnh tiêu biểu cho ngành kinh tế căn bản của dân Việt Cổ thời xưa là nông nghiệp.......
Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Đó là những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ là sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại của dân tộc. Nhà nước ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhà nước ra sao? Chúng ta tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào.
- Mục tiêu: Học sinh biết được những điều kiện ra đời của Nhà nước Văn Lang.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích,......
- Phương tiện: Ti vi
- Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa thực hiện các yêu cầu sau. + Vào khoảng cuối Thế kỉ VIII - đầu Thế kỉ VII Trước công nguyên, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn? + Theo em truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh nói lên hành động gì của nhân dân ta thời đó? + Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Việt cổ đã làm gì? + Quan sát hình 31,32 sách giáo khoa, em có suy nghĩ gì về vũ khí ở các hình này và liên hệ đến truyện Thánh Gióng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh lần lượt trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Giáo viên cung cấp cho học sinh: Như vậy, nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh khá phức tạp: Vào khoảng các thế kỷ VIII-VII trước công nguyên ở các con sông thuộc Bắc Bộ vầ Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lac lớn. Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh. Giải quyết vấn đề thủy lợi, bảo vệ mùa màng và các làng bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột. Ngoài xung đột giữa các Lạc Việt với các tộc người khác còn xảy ra xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau. Để có cuộc sống yên ổn cần phải kết thúc các xung đột đó. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh đó. | - Khoảng các thế kỉ VIII - thế kỉ VII Trước công nguyên, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lạc lớn. - Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giàu nghèo đã phát sinh. - Giải quyết vấn đề trị thủy, bảo vệ mùa màng. - Gỉải quyết các vấn đề xung đột. => Nhà nước Văn Lang ra đời. |
2. Hoạt động 2: Nhà nước Văn Lang thành lập.
- Mục tiêu: Học sinh biết và ghi nhớ thời gian, địa bàn thành lập Nhà nước Văn Lang.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm......
- Phương tiện: Ti vi
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Giáo viên cung cấp các hình ảnh và tích hợp Ngữ Văn 6: Sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân nói lên điều gì? Học sinh trả lời: Sự ủng hộ của mọi người và vị trí của nhà nước Văn Lang ở vùng cao. Giáo viên kết luận: Nhà nước Văn Lang hình thành từ 1 bộ lạc có tên là Văn Lang, 1 người tài giỏi, có uy tín tập hợp các bộ lạc khác -> nước Văn Lang vào thế kỷ VII trước công nguyên đứng đầu là vua Hùng. | - Địa bàn: Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng. - Thời gian: Vào khoảng thế kỷ VII Trước công nguyên, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) - Đứng đầu nhà nước: là Hùng Vương. - Đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ ngày nay). - Đặt tên nước: Văn Lang |
3. Hoạt động 3: Nhà nước Văn Lang dược tổ chức như thế nào.
- Mục tiêu: Học sinh biết được những nét chính về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm......
- Phương tiện: Ti vi
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên: Trình chiếu sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. - Học sinh đọc mục 3 sách giáo khoa, thảo luận cặp đôi (4 phút) và học sinh lên bảng trình bày sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Giáo viên cung cấp cho học sinh: Ở thế kỷ VII trước công nguyên trên vùng đất Bắc Bộ và Bắc trung Bộ đã hình thành các quốc gia của người Việt. Nước Văn Lang nhà nước do vua Hùng Vương đứng đầu có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng chạ làm cơ sở. Như vậy, vua Hùng có công dựng nước, nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên đặt nền móng cho nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bây giờ. Chính bởi vây, mà Bác Hồ của chúng ta đã viết: “Các vua Hùng……”. Đây là trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. - Giáo viên: tích hợp Âm nhạc: bài hát Dòng máu Lạc hồng cho học sinh nghe.... Giáo viên: Sau khi nghe bài hát: Dòng máu lạc hồng em có suy nghĩ gì? (Giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc…) | - Chính quyền trung ương: Vua, lạc hầu, lạc tướng. - Địa phương: chiềng, chạ - Đơn vị hành chính: nước - bộ, chia nước làm 15 bộ, dưới là chiềng, chạ. - Vua nắm mọi quyền hành trong cả nước, đời đời cha truyền con nối và đều gọi là Hùng Vương. - Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những nét chính điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang và tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời.
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?
A. An Dương Vương.
B. Hùng Vương.
C. Lạc tướng.
D. Lạc hầu.
Câu 2: Bồ chính là người đứng đầu
A. Bộ.
B. Thị tộc.
C. Bộ lạc.
D. Chiềng, chạ.
Câu 3: Ý nghĩa của truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân là
A. Phản ánh quá trình hình thành của Nhà nước Văn Lang.
B. Vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao.
C. Lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 4: Sự hình thành nhà nước Văn Lang có điểm gì giống so với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Đều hình thành bên bờ các con sông lớn.
B. Đều xuất phát từ nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
C. Đều hình thành trong khoảng thời gian tương đồng nhau.
D. Đều xuất phát từ nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.
+ Phần tự luận
Câu 5: Em hãy hoàn thành bài tập sau
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
+ Học sinh biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1. Điểm khác biệt giữa bộ máy nhà nước Văn Lang và bộ máy nhà nước ta hiện nay là gì?
Câu 2. Khi đến thăm đền Hùng tại Phú Thọ, Bác đã căn dặn điều gì cho con cháu mai sau?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm:..........
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu, ca dao, các câu thơ về nhà nước Văn Lang Học bài cũ – Soạn bài 14
+ Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 6 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang