I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Ghi nhớ khái quát ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta
- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống ách Bắc thuộc.
- Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá.
2. Thái độ
- Học sinh nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh và ý thức vươn lên của dân tộc.
3. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kỹ năng thống kê các sự kiện theo thời gian...
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: : Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint, hệ thống câu hỏi bài tập...
- Bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì Bắc thuộc, tư liệu liên quan...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, ý thức học tập, gây hứng thú để học sinh vào bài
- Phương pháp – kĩ thuật: Thuyết trình, trực quan, cá nhân, vấn đáp…
- Thời gian: (4 phút)
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về đền thờ của các vị tướng và các anh hùng dân tộc thời Bắc thuộc.
Giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời: ? Em có suy nghĩ gì khi xem các bức tranh này?
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh trả lời:
Giáo viên nhận xét hướng học sinh vào bài mới:
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta
- Mục tiêu: Ghi nhớ khái quát ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 11 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi sách giáo khoa mục 1. Thảo luận nhóm cặp đôi Hỏi: Vì sao gọi lịch sử nước ta từ năm 179 trước công nguyên đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc? Hỏi: Tên gọi nước ta qua từng giai đoạn bị đô hộ? Hỏi: Chính sách cai trị như thế nào? Thâm hiểm nhất là gì? Hỏi: Nhân dân ta làm gì để chống lại chính sách đồng hoá dân tộc? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chuẩn xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Lịch sử nước ta từ năm 179 trước công nguyên đến thế kỷ X là thời kì Bắc thuộc, vì thời gian này nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ và thống trị nên gọi là thời kỳ Bắc thuộc. Thời gian | Tên nước | Đơn vị hành chính |
---|
Năm 179 Trước công nguyên | Nam Việt | Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân | Năm 111 Trước công nguyên | Châu Giao | Nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam | Đầu thế kỷ III | Giao Châu | Nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) và Giao Châu (Au Lạc cũ) | Đầu thế kỷ VI | Giao Châu | Nhà Lương chia Âu Lạc thành 6 châu | 679 – thế kỷ X | An Nam đô hộ phủ | Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ và chia Giao Châu thành 12 châu. |
- Chính sách cai trị: Vô cùng thâm độc và tàn bạo, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt. Đặc biệt chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hoá dân tộc ta. |
2. Hoạt động 2: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc.
- Mục tiêu: Biết được các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống ách Bắc thuộc.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 14 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi sách giáo khoa mục 2. Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc theo mẫu sách giáo khoa. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chuẩn xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | Thời gian | Tên cuộc khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Tóm tắt diễn biến chính | Ý nghĩa |
---|
Năm 40 | Hai Bà Trưng | Trưng Trắc, Trưng Nhị | - Mùa Xuân năm 40, Hai Bà phát động khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Châu Giao. | - Thể hiện ý chí chiến đấu giành lại độc lập chủ quyền của nhân dân ta. - Khẳng định thế lực phong kiến Trung Quốc không thể cai trị nhân dân ta vĩnh viễn được. | Năm 42 – 43 | Kháng chiến chống nhà Hán | Trưng Trắc, Trưng Nhị | - Tháng 4 - 42, Mã Viện mang quân đánh vào nước ta. Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến rồi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì – Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm thôn. Tháng 3 - 43, Hai Bà hy sinh trên đất Cấm Khê. | Năm 248 | Bà Triệu | Triệu Thị Trinh | - Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa) rồi lan khắp Giao Châu. | Năm 542 – 548 | Lý Bí | Lý Bí | - Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Năm 542 và 543, quân Lương 2 lần phản công nhưng thất bại. Mùa Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), lập ra nước Vạn Xuân. | Năm 548 – 602 | Kháng chiến chống quân Lương | Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử | - Chọn Dạ Trách làm căn cứ, ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền tập kích trại giặc, cướp khí giới, lương thực. - Năm 550, Trung Quốc có loạn, Trần Bá Tiên về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. | Năm 722 | Mai Thúc Loan | Mai Thúc Loan | - Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông liên kết với nhân dân khắp Giao Châu, Chăm-pa, chiếm được thành Tống Bình. | Năm 776-791 | Phùng Hưng | Phùng Hưng | - Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình. |
|
3. Hoạt động 3: Sự chuyển biến về kinh tế - văn hóa xã hội.
- Mục tiêu: Nắm lại những chuyển biến về kinh tế, văn hoá.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi sách giáo khoa mục 3. Hoạt động Cá nhân Hỏi: Kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc như thế nào? Hỏi: Văn hoá? Hỏi: Các phong tục tập quán của nhân dân ta? Hỏi: Vì sao nhân dân ta vẫn giữ được nếp sống văn hoá của dân tộc? Hỏi: Xã hội nước ta thời Bắc thuộc có sự phân hoá như thế nào? (vẽ sơ đồ) - Theo em, Sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? ý nghĩa của điều này? - Học sinh: trả lời. điều đó chứng tỏ sức sống mãnh liệt, tiếng nói, phong tục, tập quán, tiếng nói nếp sống của dân tộc ta không có gì tiêu diệt được. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần thể hiện của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | a. Kinh tế - Nông nghiệp: Trồng lúa nước. - Các nghề thủ công cổ truyền được duy trì và phát triển như: gốm, dệt vải. - Giao lưu, buôn bán trong và ngoài nước. * Tóm lại kinh tế nước ta phát triển mặt dù rất chậm chạp. b. Văn hóa - Tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. - Chữ viết: chữ Hán. - Các phong tục tập quán được giữ vững. c. Xã hội: Sơ đồ các tầng lớp xã hội: sách giáo khoa - Sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tổ tiên ta vẫn giữ được các phong tục, tập quán cổ truyền. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà học sinh đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Triệu Quang Phục đã dùng chiến thuật gì để đánh quân nhà Lương?
A. Tổ chức đánh du kích.
B. Vườn không nhà trống.
C. Dụ quân địch.
D. Cướp vũ khí.
Câu 2: Chọn từ đúng để điền vào chỗ chấm…
“Một xin rửa sạch ….. thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng…..
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
A. Dân - này.
B. Nước - chồng.
C. Nước - dân.
D. Nợ - dân.
Câu 3: Khi nhà Hán sang cai trị, tầng lớp mới nào hình thành trong xã hội?
A. Nông dân công xã.
B. Qúy tộc.
C. Quan lại đô hộ - địa chủ Hán.
D. Vua – nô tì.
Câu 4: Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc để
A. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền.
B. Người Trung Quốc đông có thêm đất đai để ở.
C. Giúp nhân dân tổ chức lại bộ máy chính quyền.
D. Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán.
Câu 5: Trưng Vương đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
A. Tiếp tục sử dụng luật pháp nhà Hán để thống trị.
B. Yêu cầu nhân dân cống nạp của ngon vật lạ.
C. Tiếp tục thu thuế.
D. Miễn thuế hai năm liền cho nhân dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc.
Câu 6: Công cụ của người Chăm thường được làm bằng nguyên liệu gì?
A. Đồng.
B. Gỗ.
C. Sắt.
D. Đá.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng tri thức mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, nhận xét …
- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Hỏi: Chúng ta học tập được gì qua những tấm gương anh hùng đã học?
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh trình bày
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Học bài cũ, soạn bài mới và trả lời các câu hỏi
Hỏi: Trình bày những chính sách của họ Khúc và ý nghĩa của những chính sách đó?
Hỏi: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất?
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 6 Bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 6 Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương