Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Lịch Sử 6 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 6 Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây (thời gian, địa điểm)
- Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội cổ đại phương Tây.
2. Thái độ
- Giúp học sinh có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.
3. Kĩ năng
- Bước đầu thấy được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử
+ Thấy được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
II. Phương thức
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, nhóm …
III. Phương tiện
Lược đồ các quốc gia cổ đại.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word.
- Lược đồ các quốc gia cổ đại.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời thời gian nào, ở đâu? Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây và sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại đó, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút.
- Tổ chức hoạt động:
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ các quốc gia cổ đại để thấy được vị trí của nước Hi Lạp và Rô-ma, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Các quốc gia Hi Lạp và Rô-ma được hình thành ở đâu?
- Dự kiến sản phẩm: trên các bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a.
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: Sự xuất hiện nhà nước không chỉ xảy ra ở phương Đông nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà còn xuất hiện cả ở những vùng khó khăn của phương Tây. Để tìm hiểu sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Tây như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này trong tiết học ngày hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây
- Mục tiêu: Học sinh biết được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây (thời gian, địa điểm)
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, ….
- Phương tiện: Lược đồ các quốc gia cổ đại.
- Thời gian: 12 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa (4 phút), và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ các quốc gia cổ đại, yêu cầu học sinh xác định 2 quốc gia Hy Lạp, Rô-ma

+ Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời vào thời gian nào? Ở đâu?

+ Địa hình, điều kiện tự nhiên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây có gì khác nhau?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Giáo viên chốt ý: Thời gian xuất hiện vào đầu thiên niên thế kỷ I trước công nguyên

- Địa điểm: trên các bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a

- Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp và Rô-ma

- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra dời muộn hơn so với phương Đông.

- Thời gian xuất hiện: đầu thiên niên thế kỷ I trước công nguyên

- Địa điểm: trên các bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a

- Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp và Rô-ma.

2. Hoạt động 2: Sơ lươc về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Tây
- Mục tiêu: Học sinh trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội cổ đại phương Tây.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
- Thời gian: 16 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây có ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Vì sao ở Hy Lạp – Rô ma ngoại thương phát triển?

+ Với nền kinh tế đó, xã hội hình thành những tầng lớp nào? Địa vị của các tầng lớp đó ra sao?

+ Nhà nước cổ đại phương Tây được tổ chức như thế nào?

+ Vì sao gọi xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma là xã hội chiếm hữu nô lệ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Giáo viên giải thích:

- Ở Hi Lạp: Hội đồng công xã (hội đồng 500) là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, có 50 phường, mỗi phường cử 10 người điều hành công việc trong 1 năm. (chế độ này duy trì suốt thời gian Thiên niên kỉ I Trước công nguyên →V Trước công nguyên).

gọi là chế độ dân chủ chủ nô, không có vua.

- Ở Rô-ma: Có hoàng đế đứng đầu nhưng quyền lực nằm trong tay hội đồng gồm nhiều thành viên do quí tộc bầu ra.

Như vậy: Nhà nước cổ đại phương Tây theo thể chế dân chủ chủ nô.

GDMT: Giáo viên cho học sinh thấy được vai trò của nô lệ trong lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội -> Qua đó, giáo dục thái độ tình cảm của em đối với nô lệ.

- Đời sống kinh tế:

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Ngoài ra, còn trồng trọt cây lưu niên như nho, ô liu, cam, chanh...

- Các tầng lớp xã hội: gồm 2 giai cấp

+ Chủ nô: rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.

+ Nô lệ: là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử tàn nhẫn.

- Tổ chức xã hội:

+ Giai cấp thống trị: Chủ nô nắm mọi quyền hành.

+ Nhà nước là do giai cấp chủ nô bầu ra làm việc theo thời hạn gọi là thể chế dân chủ chủ nô.

+ Xã hội Rô-ma, Hi Lạp theo chế độ chiếm hữu nô lệ, là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột nô lệ.


3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Tây và sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại đó.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. công nghiệp.
B. thủ công nghiệp, thương nghiệp.
C. thương nghiệp, nông nghiệp.
D. nông nghiệp.
Câu 2: Tên các quốc gia cổ đại phương Tây là
A. Trung Quốc, Ấn Độ.
B. Hy Lạp, Rô Ma.
C. Hy Lạp, Thái Lan.
D. Ai Cập, Lưỡng Hà.
Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu?
A. Bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a.
B. Vùng các cao nguyên.
C. Vùng đồng bằng.
D. Lưu vực các dòng sông lớn.
Câu 4: Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại phương Tây là
A. qúy tộc.
B. nông dân công xã.
C. nô lệ.
D. chủ nô.
Câu 5: Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến sự phát triền nền kinh tế Hy Lạp và Rô-ma?
A. Hệ thống các sông lớn.
B. Khí hậu ấm áp.
C. Đồng bằng rộng lớn.
D. Biển địa trung Hải.
+ Phần tự luận
Câu 6: Xã hội cổ đại Hy Lạp, Rô-ma gồm những giai cấp nào? Thế nào chế độ chiếm hữu nô lệ?
Gồm 2 giai cấp: Chủ nô và nô lệ
+ Chủ nô: rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ
+ Nô lệ: là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử tàn nhẫn
- Xã hội chiếm hữu nô lệ: là xã hội có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. Học sinh biết nhận xét, so sánh
- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm: ……….
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Học bài cũ - Chuẩn bị bài: Văn hóa cổ đại
Sưu tầm các tranh ảnh về thành tựa văn hóa cổ đại.
Nêu những thành tựu văn hóa của người phương Đông và phương Tây cổ đại?