Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Lịch Sử 6 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 6 Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được các khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ; thời gian trước công nguyên, sau công nguyên.
- Hiểu diễn biến lịch sử theo trình tự thời gian.
- Biết được hai cách làm lịch (âm lịch, dương lịch).
- Hiểu được cách ghi và tính thời gian theo Công lịch.
2. Thái độ
- Giúp học sinh biết quý trọng thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học.
3. Kĩ năng
- Làm bài tập về thời gian.
- Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét, đánh giá.
+ Cách ghi tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ với hiện tại.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm …..
III. Phương tiện
Tranh ảnh theo sách giáo khoa và lịch treo tường.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word.
- Tranh ảnh theo sách giáo khoa và lịch treo tường.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là diễn biến lịch sử phải theo trình tự thời gian, cách ghi và tính thời gian theo Công lịch, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 2 phút.
- Tổ chức hoạt động
Giáo viên giới thiệu bài mới: Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian có trước có sau. Muốn tính được thời gian trong lịch sử cần theo nguyên tắc. Để biết được nguyên tắc ấy là gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở bài học ngày hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 Vì sao phải xác định thời gian?
- Mục tiêu: Học sinh cần hiểu được diễn biến lịch sử theo thời gian.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Tranh Hình, Hình 2 của bài 1 sách giáo khoa.
- Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1,2 sách giáo khoa của bài 1 kết hợp với đọc sách giáo khoa mục 1 thực hiện yêu cầu sau.

+ Con người, nhà cửa, cây cối, làng mạc đều ra đời và thay đổi. Sự thay đổi đó có cùng một lúc không?

+ Muốn hiểu và dựng lại lịch sử ta phải làm gì?

+ Xem hình 1 và 2 của bài 1, em có biết trường học và bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?

+ Dựa vào đâu và bằng cách nào con người sáng tạo ra được cách tính thời gian?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải xắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

- Việc xác định thời gian là cần thiết và là nguyên tắc cơ bản trong việc học tập tìm hiểu lịch sử.

- Thời gian giúp con người biết được các sự kiện xảy ra khi nào, qua đó hiểu được quá trình phát triển của nó.

2. Hoạt động 2 Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Mục tiêu: Học sinh cần hiểu được nguyên tắc của phép làm lịch và biết được có hai cách làm lịch.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Lịch treo tường.
- Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia lớp thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 sách giáo khoa và quan sát tờ lịch (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nhóm 1: Vì sao con người lại nghĩ ra lịch?

Nguyên tắc của phép làm lịch?

+ Nhóm 2: Hãy xem trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỷ niệm” có những đơn vị thời gian nào và những loại lịch nào?

Người xưa phân chia thời gian như thế nào?

+ Nhóm 3: Âm lịch là gì, dương lịch là gì, loại lịch nào có trước?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Dựa vào vòng quay của Trái Đất quanh trục của nó, của Mặt Trăng quanh Trái Đất, của Trái Đất quanh Mặt Trời, tạo nên ngày, đêm, tháng và mùa trong năm.

- Hai cách làm lịch:

+ Âm lịch: Dựa vào chu kì vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

+ Dương lịch: Dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

3. Hoạt động 3: Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
- Mục tiêu: Học sinh cần hiểu được cách ghi và tính thời gian theo Công lịch.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nhóm lẻ: Trên thế giới có cần sử dụng một thứ lịch chung không? Công lịch là gì?

+ Nhóm chẵn: Theo Công lịch thời gian được tính như thế nào?

1 thế kỷ là bao nhiêu năm?

1 thiên niên kỷ là bao nhiêu năm?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Giáo viên chốt ý: Các khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ; thời gian trước công nguyên, sau công nguyên.

- Cách ghi và tính thời gian theo Công lịch: trước công nguyên và sau công nguyên

- Thế giới cần có lịch chung: đó là Công lịch.

- Công lịch lấy năm Chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (Trước công nguyên)

- Theo Công lịch: 1 năm có 12 tháng hay 365 ngày. Năm nhuận thêm 366 ngày.

+ 100 năm là 1 thế kỷ.

+ 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về diễn biến lịch sử phải theo trình tự thời gian, cách ghi và tính thời gian theo Công lịch.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?
A. 10 năm.
B. 100 năm.
C. 200 năm.
D. 1000 năm.
Câu 2: Theo Công lịch, năm nhuận có bao nhiêu ngày?
A. 364 ngày.
B. 365 ngày.
C. 366 ngày.
D. 367 ngày.
Câu 3: Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch?
A. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất
B. Sự chuyển động lên xuống của thủy triều
C. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời và sự di chuyển của Mặt Trăng quanh
Câu 4: Người phương Tây cổ đại sáng tạo ra lịch (dương lịch) dựa trên cơ sở nào?
A. Chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. Chu kì tự quay của Trái Đất.
C. Chu kì vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
D. Chu kì di chuyển của Trái Đất và Mặt Trăng xung quanh Mặt Trời.
Câu 5: Năm 901 thuộc thế kỉ
A. IX.
B. X
C. XI
D. XII.
Câu 6: Năm 179 Trước công nguyên cách ngày nay (năm 2018) bao nhiêu năm?
A. 1839 năm.
B. 1840 năm.
C. 2195 năm.
D. 2197 năm.
+ Phần tự luận
Câu 7: Vì sao trên thế giới cần một thứ lịch chung?
Do xã hội loài người ngày càng phát triển. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc ngày càng được mở rộng, nhu cầu thống nhất về cách tính thời gian.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Vì sao trên tờ lịch của ta có ghi ngày, tháng, năm âm lịch?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Cở sở tính âm lịch là dựa trên sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này liên quan chặt chẽ đến thời vụ nông nghiệp. Nước ta là nước có nền nông nghiệp từ lâu đời. Vì vậy lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp cho đúng thời vụ.
Tổ tiên chúng ta ngày xưa sử dụng âm lịch vào những ngày lễ, cổ truyền, những ngày cúng giỗ, chúng ta đều dùng âm lịch. Bởi vậy, phải ghi thêm ngày âm lịch tương ứng với ngày dương lịch.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Làm bài tập: Một bình gốm được chôn dưới đất vào năm 1885 Trước công Nguyên. Theo tính toán
của các nhà khảo cổ, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta đã phát hiện nó vào năm nào?
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới Bài 3: Xã hội nguyên thủy.
+ Sự xuất hiện của con người trên Trái Đất: thời gian, địa điểm, động lực.
+ Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
+ Tại sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.