Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Lịch Sử 6 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại), các nghề thủ công, đời sống tinh thần (lễ hội, tín ngưỡng) của cư dân Văn Lang.
2. Thái độ
- Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện thêm về kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét…..
II. Phương pháp
Nêu vấn đề, phân tích, phát vấn, động não, đàm đạo nhóm
III. Phương tiện
Ti vi
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Hoàn thành các nội dung giáo viên đã giao ở tiết trước.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Những lý do ra đời của nhà nước Văn Lang là gì? Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh quan sát các hình 36,3,38 sách giáo khoa và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:
Theo em, nghề thủ công nào phát triển nhất thời bấy giờ? Nhận xét về sự phát triền đó?
- Dự kiến sản phẩm: Nghề luyện kim phát triển nhất thời bấy giờ
+ Kĩ thuật luyện kim đạt trình độ cao, thể hiện qua các hoa văn.
Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Nhà nước Văn Lang hình thành trên cơ sở kinh tế - xã hội phát triển, trên một địa bàn rộng lớn với 15 bộ. Đây là nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Ngoài nền kinh tế nông nghiệp, thì các nghề thủ công cũng được phát triển và chuyên môn hóa. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu cuộc sống của người dân Văn Lang để hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Nông nghiệp và các nghề thủ công
- Mục tiêu: Học sinh biết được kinh tế nông nghiệp và các nghề thủ công của cư dân Văn Lang.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích,......
- Phương tiện: Ti vi
- Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Giáo viên: Văn Lang là một nước nông nghiệp, tuỳ theo từng vùng mà người Lạc Việt có cách gieo trồng khác nhau ở ruộng đồng hay trên nương rẫy.

Cư dân Văn Lang xới đất để gieo, cấy bằng công cụ lưỡi cày bằng đồng. Như vậy, nông nghiệp nước ta đã chuyển từ giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc sang nông nghiệp dùng cày, các công cụ bằng đá đã chuyển sang các công cụ bằng đồng. Đây là bước tiến dài trong lao động sản xuất của cư dân Văn Lang.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa thực hiện các yêu cầu sau.

+ Trong nông nghiệp, cư dân Văn Lang biết làm những nghề gì?

+ Cư dân Văn Lang biết làm những nghề thủ công nào?

Quan sát hình 36,37,38/ sách giáo khoa: Theo em, nghề thủ công nào phát triển nhất thời bấy giờ?

+ Kĩ thuật luyện kim phát triển như thế nào?

+ Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Học sinh lần lượt trả lời.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính, ngoài ra còn biết trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí...

- Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải... đều được chuyên môn hoá.

- Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao

- Cư dân Văn Lang cũng bắt đầu biết rèn sắt.

2. Hoạt động 2: Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
- Mục tiêu: Học sinh biết được đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Ti vi
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

+ Cư dân Văn Lang ở như thế nào?

+ Thức ăn của người Văn Lang là gì?

+ Trang phục của cư dân Văn Lang như thế nào?

+ Người Văn Lang đi bằng phương tiện gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa…

- Ăn cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá...

- Trang phục

+ Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất.

+ Nữ: mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

- Việc đi lại chủ yếu bằng thuyền.

3. Hoạt động 3: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
- Mục tiêu: Học sinh biết được đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Ti vi
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Giáo viên: Đời sống tinh thần là sự phản ánh của cuộc sống vật chất. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có những phát triển phù hợp với cuộc sông vật chất của họ.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nhóm 1: Xã hội Văn Lang gồm mấy tầng lớp? Địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội ra sao?

+ Nhóm 2,3: Trình bày những nét chính trong đời tinh thần của cư dân Văn Lang.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

+ Sau những ngày lao động mệt nhọc cư dân Văn Lang làm gì?

+ Trong các ngày lễ hội họ thường làm gì?

+ Các truyện Trầu cau, Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết thời Văn Lang có những phong tục gì?

+ Tín ngưỡng của cư dân Văn Lang ra sao?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Xã hội chia thành 3 tầng lớp: những người quyền quý, dân tự do, nô tì.

- Thường tổ chức lễ hội, vui chơi.

- Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán như làm bánh chưng, bánh giầy, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Thời gian: 6 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Văn Lang là một nước
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. nông, công nghiệp.
D. thương nghiệp.
Câu 2: Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang là
A. Sắn, bầu bí.
B. Ngô, khoai.
C. Thóc, lúa.
D. Lúa mì.
Câu 3: Nghề đúc đồng thời Văn Lang thể hiện rõ tài năng người thợ đúc đồng ở dụng cụ tiêu biểu nào?
A. Lưỡi cày, lưỡi giáo.
B. Trống đồng, thạp đồng.
B. Vũ khí, cung tên.
D. Mũi tên, lưỡi liềm đồng.
Câu 4: Trong những ngày lễ hội cư dân Văn Lang có tục nhảy múa, ca hát, đánh trống, điều đó có nghĩa gì?
A. Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các chiềng, chạ.
B. Làm cho cuộc sống vui tươi hơn, tăng sự gắn bó trong cộng đồng.
C. Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
D. Phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú, tín ngưỡng phồn vinh.
Câu 5: Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” nói lên quan niệm gì?
A. Cách chế biến thức ăn.
B. Trời tròn, đất vuông.
C. Phải thờ cúng tổ tiên trong ngày tết, lễ hội.
D. Nguồn gốc của con người.
Câu 6: Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội với tiếng trống đồng rộn vang thể hiện mong muốn điều gì?
A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
B. Con cháu đông, mùa màng bội thu.
C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm.
+ Phần tự luận
Câu 7: Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
- Ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa…
- Ăn cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá...
- Trang phục:
+ Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất.
+ Nữ: mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Việc đi lại chủ yếu bằng thuyền
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. Học sinh nhận xét về về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm: Đời sống của cư dân Văn Lang xuất phát từ điều kiện tự nhiên và nền kinh tế. Chính vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của họ khá phong phú, đã hoà quyện vào nhau, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt. Đó chính là cở sở nguồn gốc hình thành nên nền văn minh sông Hồng, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Học bài cũ - Soạn bài 15
+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Sự thay đổi về sản xuất và đời sống xã hội của nước Âu Lạc như thế nào?