Giáo án Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa trang 47. - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: + Nhóm 1,2: - Sau cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại, nước ta rơi vào tình trạng gì? + Nhóm 3,4: - Sau khi nhà Hán đánh bại nhà Triệu, chúng đã thực hiện chính sách gì ở nước ta? + Nhóm 5,6: - Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm mục đích gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm): Hỏi: Em hiểu thứ sử, đô uý, thái thú là gì. + Thứ sử là chức quan do bọn phong kiến Trung Quốc đặt ra để trông coi một số quận, hoặc đứng đầu bộ máy cai trị ở nước phụ thuộc. Thứ sử coi chính trị, Đô uý coi quân sự. Hỏi: Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại của nhà Hán? - Nhà Hán mới bố trí được người cai trị từ cấp quận, còn cấp huyện, xã chúng chưa thể với tới nên buộc phải để người Âu Lạc trị dân như cũ. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 trước công nguyên, Triệu Đà sáp đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. - Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với sáu quận của Trung Quốc thành châu Giao. - Đứng đầu châu Giao là Thứ sử coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự và đều là người Hán. Ở các quận, huyện nhà Hán vẫn để các Lạc tướng trị dân như cũ. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh tiếp tục đọc mục 1. - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: + Nhóm 1,3,5: Em biết gì về thái thú Tô Định? Việc nhà Hán đưa người Hán sang Châu Giao sinh sống nhằm mục đích gì? + Nhóm 2,4,6: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Hán? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt... và bắt cống nạp những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai... - Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, âm đồng hoá dân tộc ta. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc mục 2. Cá nhân Hỏi: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ? Hỏi: Em biết gì về Hai Bà Trưng? Hỏi: Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? - Học sinh: Dựa vào bản đồ tường thuật. Hỏi: Bốn câu thơ trong Thiên Nam Ngữ Lục nói lên mục đích của khởi nghĩa là gì? Hỏi: Việc khắp nơi kéo quân về tụ nghĩa nói lên điều gì? (Liên hệ câu nói của Lê Văn Hưu) - Học sinh: Ách thống trị tàn bạo của nhà Hán khiến nhân dân ta căm giận và nổi dậy khởi nghĩa. Hỏi: Sử dụng lược đồ để xác định những nơi bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hỏi: Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa? Học sinh: Giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiếp nối sự nghiệp của các vua Hùng. Hỏi: Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh hợp tác bằng những hệ thống câu hỏi gợi mở Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | a. Nguyên nhân - Do ách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm nhân dân ta ở khắp nơi căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại. b. Diễn biến - Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu. - Tô Định hoảng hốt bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan. c. Kết quả - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. |