Trang chủ > Lớp 6 > Giáo án Lịch Sử 6 chuẩn > Giáo án Lịch Sử 6 Bài 6: Văn hóa cổ đại

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 6: Văn hóa cổ đại

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nêu được thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc) và phương Tây (lịch, chữ cái a, b, c, ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc).
2. Thái độ
- Tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại.
- Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
- GDMT: Tình trạng các di vật, di tích và sự giữ gìn, phát huy như thế nào? Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ, tìm hiểu các di vật, di tích lịch sử - văn hóa của nước ta.
3. Kĩ năng
- Tập trình bày một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Tập miêu tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm …..
III. Phương tiện
Tranh ảnh một số công trình tiêu biểu trong sách giáo khoa.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word
- Tranh ảnh có liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Vì sao gọi xã hội cổ đại phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là những thành tựu tiêu biểu của văn hoá cổ đại phương Đông và phương Tây, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh xem tranh, yêu cầu trả lời câu hỏi:
Giáo án Lịch Sử 6 Bài 6: Văn hóa cổ đại | Giáo án Lịch Sử 6 mới, chuẩn nhất
Qua bức tranh trên, em hãy cho biết tên của các công trình kiến trúc thời cổ đại? Các công trình kiến trúc đó thuộc nước nào?
- Dự kiến sản phẩm: Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp), Kim tự tháp (Ai Cập)
Trên cơ sở ý kiến giáo viên dẫn dắt vào bài hoặc giáo viên nhận xét và vào bài mới: Thời cổ đại, khi nhà nước mới được được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo nên nhiều thành tựa văn hóa rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng. Để biết được thời cổ đại đã đạt được những thành tựa văn hóa gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung đó trong tiết học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựa văn hóa gì?
- Mục tiêu: Học sinh trình bày được những thành tựa tiêu biểu của văn hóa cổ đại phương Đông.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện:
- Thời gian: 14 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 và quan sát Hình 11, Hình 12, sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Hãy kể các thành tựu văn hóa của các dân tộc phương Đông thời cổ đại?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Giáo viên: Do nhu cầu muốn hiểu thời tiết để làm nông nghiệp, người nông dân phải thường xuyên theo dõi bầu trời, trăng sao, mặt trời... Từ đó, họ có được một số kiến thức về thiên văn học và làm ra được lịch. Lịch của người phương Đông chủ yếu là âm lịch, về sau nâng lên thành âm – dương lịch (tính “tháng” theo Mặt Trăng, tính “năm” theo Mặt Trời). Tuy nhiên bấy giờ họ khẳng định Mặt Trời quay quanh Trái Đất.

- Cư dân phương Đông đã có chữ viết từ rất sớm: Lưỡng Hà, Ai Cập khoảng 3500 năm trước công nguyên, Trung Quốc – 2000 năm trước công nguyên. Người Ai Cập viết trên giấy là từ vỏ cây Pa-pi-rút (một loại cây sậy), người Lưỡng Hà viết trên các phiến đát sét ướt rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, trên thẻ tre hay trên mảnh lụa trắng... Họ đã sáng tạo ra chữ số, riêng người Ấn Độ thì sáng tạo thêm số không (0).

- Làm ra lịch (âm lịch)

- Làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng mặt trời.

- Sáng tạo ra chữ viết, gọi là chữ tượng hình.

- Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số pi bằng 3,16.

- Kiến trúc: xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ:

+ Kim tự tháp (Ai Cập)

+ Thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)

2. Hoạt động 2: Người Hi Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hóa?
- Mục tiêu: Học sinh trình bày được những thành tựa tiêu biểu của văn hóa cổ đại phương Tây.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện:
- Thời gian: 13 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc mục 2 và quan sát Hình 13, Hình 14, Hình 15, Hình 16, Hình 17 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận cặp đôi và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Người Hi Lạp và Rô-ma có những thành tựu văn hóa gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sin hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Giáo viên: người Hi Lạp và Rô-ma cổ đại đã để lại những thành tựu khoa học lớn, làm cơ sở cho việc xây dựng các ngành khoa học cơ bản mà chúng ta đang học ngày nay.

Tóm lại: Vào buổi bình minh của nền văn minh loài người, cư dân phương Đông và phương Tây cổ đại đã sáng tạo nên hàng loạt thành tựu văn hóa phong phú, đa dạng, vĩ đại vừa nói lên năng lực vĩ đại của trí tuệ loài người, vừa đặt cơ sở cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại sau này.

* GDMT: Qua đó, giáo viên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di tích lịch sử, những công trình kiến trúc thế giới và ngay tại địa phương.

- Làm ra lịch (dương lịch).

- Chữ viết: Sáng tạo ra hệ thống chữ cái a, b, c... gồm 26 chữ cái, gọi là hệ chữ cái La-tinh.

- Về khoa học: có nhiều đóng góp về toán học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí.

- Có nhiều tác phẩm văn học lớn như bộ sử thi I-li-at và Ô-đi-xê của Hô-me.

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp)

+ Đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma)

+ Tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Mi-lô…

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: những thành tựu tiêu biểu của văn hoá cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Thời gian: 8 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời.
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Đền Pac-tê-nông là công trình kiến trúc nổi tiếng ở
A. Rô-ma.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Hi Lạp.
Câu 2: Trong các nhà khoa học thời cổ đại dưới đây, ai có đóng góp về toán học?
A. Ác-si-mét.
B. Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít.
C. Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-cơ-lít.
D. Pla-tôn, A-ri-xít-tốt.
Câu 3: Hệ chữ cái a, b, c... là thành tựu của người
A. Ai Cập, Ấn Độ.
B. Rô-ma, Hi Lạp.
C. Trung Quốc, Rô Ma.
D. Hi Lạp, Lưỡng Hà.
Câu 4: Ai đã phát minh ra hệ thống chữ số, kể cả số 0 mà ngày nay ta đang dùng?
A. Người Hi Lạp.
B. Người Ai Cập.
C. Người Ấn Độ.
D. Người Trung Quốc.
Câu 5: Thành tựu văn hóa nào là không phải của các dân tộc phương Đông cổ đại?
A. Làm ra lịch và đó là dương lịch.
B. Sáng tạo chữ viết (chữ tượng hình), chữ số, phép đếm, tính được số pi bằng 3,16.
C. Làm ra lịch và đó là âm lịch.
D. Xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp, thành Ba-bi-lon...
Câu 6: Vì sao các dân tộc phương Đông cổ đại sớm làm ra lịch?
A. Để phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
B. Để làm vật trang trí trong nhà.
C. Để thống nhất các ngày lễ hội trong cả nước.
D. Phục vụ yêu cầu sản xuất công nghiệp.
+ Phần tự luận
Câu 7: Những thành tựu văn hoá nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
Những thành tựu văn hoá của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay là:
- Chữ viết (a, b, c…), chữ số, lịch (Âm lịch và dương lịch), một số thành tựu khoa học (toán học, thiên văn, triết học, sử học), các công trình kiến trúc (Kim Tự Tháp, đền Pác-tê-nông... )
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là thành tựu nào? Vì sao?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là thành tựa chữ viết bởi vì chữ viết là biểu hiện của thành tựu văn minh. Nhờ có chữ viết giúp con người ghi lại mọi kết quả của quá trình tư duy, là nhu cầu không thể thiếu được của xã hội phát triển. Là phương tiện để chuyển tải thông tin qua thời gian và không gian, có chữ viết mà thành tựu văn hóa của loài người được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Học bài cũ - Soạn bài mới từ câu 1 đến câu 7 bài ôn tập trang 21 sách giáo khoa