I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết được hoàn cảnh Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ.
- Hiểu được ý nghĩa những việc làm của Khúc Thừa Dụ: chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược (lần thứ nhất) dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ.
- Giải thích "Tại sao Khúc Thừa Dụ được phong làm Tiết độ sứ? ".
2. Thái độ
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn tổ tiên, những người anh hùng đã có công giành lại chủ quyền, độc lập hoàn toàn cho đất nước.
3. Kĩ năng
- Rèn luyên kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: : Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa, hình 54 trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán; lập niên biểu cuộc kháng chiến.
II. Phương pháp
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán.
- Đọc các tài liệu, những mẫu chuyện liên quan đến bài học.
- Bảng phụ/phiếu học tập…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là biết được hoàn cảnh, kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc và cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược (lần thứ nhất) dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên trực quan một số hình ảnh về họ Khúc và Dương Đình Nghệ.
Hỏi: Em biết gì về các bức ảnh trên?
Hỏi: Những hình ảnh trên gắn liền với cuộc kháng chiến nào trong thời kỳ Bắc thuộc.
- Dự kiến sản phẩm: Là hình ảnh về Khúc Thừa Dụ…và Dương Đình Nghệ trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất.
Trên cơ sở đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Sau hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đường, tình hình nhà Đường ở Trung Quốc có nhiều biến động. Trước tình hình đó, nhân dân ta đã làm gì để giành quyền tự chủ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc
- Mục tiêu: Nhận biết và ghi nhớ hoàn cảnh, kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy tính.
- Thời gian: 11 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc mục 1. Thảo luận nhóm cặp đôi, trả lời câu hỏi sau: Hỏi: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc bằng hệ thống câu hỏi gợi mở Hỏi: Khúc Thừa Dụ nổi dậy dựng quyền tự chủ như thế nào? Hỏi: Theo em việc vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì? - Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường thể hiện quyền thống trị của nhà Đường đối với An Nam nay phong cho Khúc Thừa Dụ để chứng tỏ An nam vẫn thuộc nhà Đường. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu bởi các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tục nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). - Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức, lợi dụng thời cơ đó, được sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. - Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ. |
2. Hoạt động 2: Những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa
- Mục tiêu: Trình bày được những chính sách của họ Khúc và ý nghĩa của những chính sách đó
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc mục 1. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau: Hỏi: Trình bày những chính sách của họ Khúc và ý nghĩa của những chính sách đó? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Hỏi: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất Khúc Hạo lên thay đã thực hiện những cải cách gì? - Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời. Giáo viên phân tích từng công việc. Hỏi: Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì? Có ý nghĩa gì? - Nhằm mục tiêu xây dựng chính quyền độc lập dân tộc, giảm bớt sự đóng góp của dân. Chứng tỏ đất nước ta đã giành được quyền tự chủ, đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ độc lập hoàn toàn. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay. - Họ Khúc đã đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu... - Chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. |
3. Hoạt động 3: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược (lần thứ nhất) dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ (930 - 931)
- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy tính.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc mục 2- sách giáo khoa. Quan sát lược đồ trong sách giáo khoa, hình 54 Hỏi: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) - Giáo viên Bọn phong kiến phương Bắc tuy đã suy yếu nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định thống trị nước ta. Do vậy nhà Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta. Biết được dã tâm đó Khúc Hạo đã chủ động đối phó, gửi con trai mình sang làm con tin. Hỏi: Khúc Hạo gửi con trai mình sang làm con tin nhằm mục đích gì? - Lúc này nền tự chủ mới được xây dựng, thực lực còn non yếu. Cho nên để đối phó với quân nam Hán. Khúc Hạo muốn có thời gian hoà hoãn để chuẩn bị thực lực kháng chiến lâu dài. Hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán diễn ra như thế nào? - Học sinh trình bày. - Giáo viên: tuy nhà Hán đặt lại bộ máy cai trị nhưng Ái châu (Thanh Hoá) xa Tống Bình nên sự cai quản của chúng lỏng lẻo hơn. Bởi thế Dương Đình Nghệ đã chuẩn bị cơ sở kháng chiến ở Thanh Hoá. Hỏi: Sau khi lấy được thành Tống Bình, viện binh quân Nam Hán sang, Dương Đình Nghệ đánh quân Nam Hán như thế nào? - Học sinh trình bày trên lược đồ. Hỏi: Những việc làm của họ Khúc và họ Dương có ý nghĩa như thế nào? - Việc giành lại, bảo vệ, xây dựng nền tự chủ của họ Khúc và họ Dương là cơ sở, nền móng cho nhân dân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GDMT: Sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện, nhận thấy tinh thần chiến đấu dũng cảm, thông minh sáng tạo của tổ tiên. Những di tích lịch sử liên quan đến các sự kiện, nhân vật trong bài | - Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay. Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Khúc Thừa Mĩ kháng cự không nổi, bị bắt đem về Trung Quốc, Nhà Nam Hán thiết lập ách thống trị nước ta, đặt cơ quan độ hộ ở Tống Bình. - Năm 931, Dương Đình Nghệ, đem quân từ Thanh Hoá tấn công và chiếm được Tống Bình. Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến đã bị đánh tan. Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, Tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Tiết độ sứ là chức quan cai quản
A. Nhiều châu quận.
B. Vùng Giao Châu
C. Một châu ở miền núi.
D. Đại diện cho vua Đường ở các tỉnh.
Câu 2: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì?
A. Lên ngôi vua, xây dựng chế độ phong kiến.
B. Tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
C. Lên ngôi hoàng đế, đem quân sang đánh nhà Hán.
D. Tự mình sang chầu vua Nam Hán để xin thần phục.
Câu 3: Nhà Nam Hán đã cử ai sang làm Thứ sử Giao Châu?
A. Lưu Ẩn.
B. Tô Định.
C. Lý Tiến.
D. Lưu Hoằng Tháo.
Câu 4: Quân Nam Hán tiến đánh nước ta vào thời gian nào?
A. Năm 904.
B. Năm 905.
C. Năm 930.
D. Năm 931.
Câu 5: Vua Đường phong chức Tiết độ sứ An Nam đô hộ cho Khúc Thừa Dụ đầu năm 906 chứng tỏ
A. triều đình nhà Đường đã xác nhận nền tự chủ của An Nam đô hộ.
B. nhà Đường đã có sự thay đổi trong chính sách cai trị An Nam đô hộ.
C. nhà Đường rất coi trọng Khúc Thừa Dụ.
D. An Nam đô hộ vẫn thuộc nhà Đường.
Câu 6: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất là
A. Khúc Thừa Dụ.
B. Khúc Hạo.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Ngô Quyền.
Câu 7: Hãy nối các cột cho phù hợp
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1. Lập niên biểu cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo?
Câu 2. Nhận xét về tinh thần đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc và cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ?
- Đã lật đổ ách thống trị tàn bạo dã man của nhà Đường.
- Đánh dấu thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
- Mưu trí, biết chớp thời cơ để lật đổ nhà Đường.
- Được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
Câu 1.
Câu 2.
- Đã lật đổ ách thống trị tàn bạo dã man của nhà Đường.
- Đánh dấu thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
- Mưu trí, biết chớp thời cơ để lật đổ nhà Đường.
- Được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Học bài, hoàn thành các bài tâp.
+ Soạn bài 27, trả lời những câu hỏi sách giáo khoa, tìm hiểu về Ngô Quyền, tường thuật diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
+ Sưu tầm tranh ảnh, tìm đọc tài liệu liên quan đến bài học.
Bài trước: Giáo án Lịch Sử 6 Bài 25: Ôn tập chương III
Bài tiếp: Giáo án Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938