Giáo án Lịch Sử 6 Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo)
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học sinh đọc mục 1. Thảo luận nhóm cặp đôi - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược lần thứ ba. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Hỏi: Sau 2 lần thất bại thái độ của nhà Lương như thế nào? - Tháng 5 - 545 nhà Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu và tướng Trần Bá Tiên chỉ huy 1 đạo quân theo 2 đường thuỷ bộ vào Vận Xuân. Hỏi: Trước tình hình đó Lý Nam Đế đã làm gì? - Trình bày trên bản đồ. Hỏi: Tại sao Lý Nam Đế chọn hồ Điển Triệt để đóng quân? - Học sinh trả lời theo sách giáo khoa Hỏi: Tại sao cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của Lý Nam Đế thất bại? - Nước Vạn Xuân mới thành lập, lực lượng còn yếu, quân Lương mạnh dồn sức tấn công liên tục, tướng giặc rất lão luyện xảo quyệt Hỏi: Theo em sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao? - Không phải, vì cuộc đấu tranh của nhân dân ta vẫn còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Tháng 5 - 545, nhà Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ bộ tiến xuống Vạn Xuân. - Quân ta chặn đánh địch không được, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, thành vỡ. Lý Nam Đế rút về giữ thành Gia Ninh (Phú Thọ), rồi rút về hồ Điển Triệt, sau đó phải rút vào động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ). Năm 548, Lý Nam Đế mất. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh đọc mục 4. Thảo luận nhóm. + Nhóm 1,2: Hỏi: Vì sao Lý Bí lại trao quyền cho Triệu Quang Phục? Hỏi: Việc đầu tiên Triệu Quang Phục làm sau khi được trao quyền lãnh đạo nghĩa quân là gì? + Nhóm 3,4: Hỏi: Tại sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch (Hưng Yên) làm căn cứ kháng chiến? Hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương đã diễn ra như thế nào? + Nhóm 5,6: Hỏi: Triệu Quang Phục đã sử dụng cách đánh nào để đánh bại quân Lương? Hỏi: Em có suy nghĩ gì về cách đánh của Triệu Quang Phục? Hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Triệu Quang Phục là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa, được Lý Bí tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống lại quân Lương. - Ông cho lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên), lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tình thế giằng co kéo dài. Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Quân ta phản công, đánh tan quân xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh đọc mục 5. Hỏi: Sau khi đánh bại quân Lương Triệu Quang Phục đã làm gì? - Học sinh: Trả lời. *Giáo viên: Năm 571 Lý Phật Tử từ phía nam kéo về cướp ngôi. Năm 589 nhà Tuỳ lên thay, quân Tuỳ xâm lược Vạn Xuân. Hỏi: Tại sao quân Tuỳ lại yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu? Vì sao Lý Phật Tử không đi? - Nhà Tuỳ muốn bắt ông, nhân đó lập lại chế độ thống trị ở nước ta. Vì ông đề phòng âm mưu nham hiểm của kẻ thù và tích cực chuẩn bị kháng chiến. Hỏi: Lý Phật Tử chuẩn bị kháng chiến như thế nào? - Tăng thêm quân ở những nơi trọng yếu. Hỏi: Nhà nước Vạn Xuân đã kết thúc như thế nào? - Năm 603,10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc. *Giáo viên: Dưới sự lãnh đạo của Lý Bí và Triệu Quang Phục nhân dân ta đã anh dung chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược Lương giành lại chủ quyền đất nước nhưng với âm mưu thôn tính và đồng hóa dân tộc ta một lần nữa nhà Tùy lại đem quân xâm lược nước ta. Nhà nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc. GDMT: Các di tích, đền thờ các nhân vật lịch sử có công với đất nước Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. - 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi của Triệu Quang Phục. Năm 603,10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc. |