Giáo án Lịch Sử 6 Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau. + Nhóm 1: Con người sự vật xung quanh ta có biến đổi không? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì? Em hiểu Lịch sử là gì? + Nhóm 2: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người? + Nhóm 3: Vì sao Lịch sử còn là một khoa học? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học trò. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người. | - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong dĩ vãng. - Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại dĩ vãng của con người và xã hội loài người. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau. + Nhóm 1: Nhìn vào lớp học hình 1 sách giáo khoa em thấy khác với lớp học ở trường học em như thế nào? Em có hiểu tại sao có sự khác nhau đó không? + Nhóm 2: Học Lịch sử để làm gì? + Nhóm 3: Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử. + Nhóm 4: Để biết ơn quý trọng những người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp như ngày nay chúng ta cần phải làm gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, Giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | - Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình. - Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay. - Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 sách giáo khoa (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau. + Nhóm 1: Dựa vào đâu để biết và khôi phục lại lịch sử? Vì sao em biết được cuộc sống của ông bà em trước đây? Em kể lại tư liệu truyền miệng mà em biết? + Nhóm 2: Qua hình 1,2 theo em có những chứng tích nào, thuộc tư liệu nào? + Nhóm 3: Những cuốn sách Lịch sử có giúp ích cho em không? Đó là nguồn tư liệu nào? + Nhóm 4: Các nguồn tư liệu có ý nghĩa gì đối với việc học tập nghiên cứu lịch sử? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc sách giáo khoa và thực hiện yêu cầu. Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ học sinh hợp tác những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh ghi nhớ các khái niệm thế nào là “tư liệu lịch sử”, tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết. (qua kênh hình) Giáo viên chốt kiến thức: Để dựng lại lịch sử, phải có những bằng chứng cụ thể mà chúng ta có thể tìm lại được đó là nguồn tư liệu. Như cha ông ta thường nói “Nói có sách, mách có chứng” tức là có tư liệu cụ thể mới bảo đảm được độ tin cậy của lịch sử. Giáo viên liên hệ thực tế ở địa phương về các di tích, đồ vật người xưa còn giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất đều là tư liệu hiện vật. Qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm phải bảo vệ và bước đầu hình thành thái độ đấu tranh chống các hành động phá hủy các di tích lịch sử. | - Dựa vào 3 nguồn tư liệu để biết và khôi phục lại lịch sử. + Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết... ) + Tư liệu hiện vật (các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ... ) + Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia... ) |