Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT Công nghệ 6 > Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (trang 21 SBT Công nghệ 6)

Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở (trang 21 SBT Công nghệ 6)

Bài 8.1 (trang 21 SBT Công nghệ 6): Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?

A. Nhà ở là nơi để con người trú ngụ.

B. Nhà ở là nơi để bảo vệ con người trước tác hại của xã hội và thiên nhiên.

C. Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về tinh thần lẫn vật chất của con người.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 8.2 (trang 21 SBT Công nghệ 6) : Hằng ngày, mỗi một gia đình thường có các sinh hoạt bình thường nào?

A. Tiếp khách, sinh hoạt chung.

B. Nấu ăn, ăn uống, tắm giặt, vệ sinh.

C. Ngủ nghỉ, làm việc, học tập.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 8.3 (trang 21 SBT Công nghệ 6): Đồ đạc thường được dùng trong nhà ở một phòng, 1 khu vực để tiết kiệm diện tích là:

A. Bàn ghế xếp, tủ tường.

B. Đồ đạc có nhiều công dụng.

C. Đi văng có thể kéo ra để làm giường.

D. Màn gió, bình phong.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 8.4 (trang 21 SBT Công nghệ 6): Nhà ở của cư dân đồng bằng sông Cửu Long có thể “sống chung với lũ”:

A. Nhà thường được xây dựng ở vùng đất cao

B. Nhà xây kiểu “nhà trên cọc”

C. Nhà ở ven sông và kênh rạch.

D. A và B.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Bài 8.5 (trang 22 SBT Công nghệ 6): Vì sao cần phải sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lý? Hãy điền từ đã cho vào chỗ chấm (…) ở đoạn văn dưới đây:

đồ đạc cần thiết, mỗi thành viên, thuận tiện, hợp lí, tổ ấm, đẹp mắt, mọi sinh hoạt, công việc

Dù nơi ở hẹp hay rộng thì đều cần có một vài (1)…và sắp xếp (2)…, phù hợp với (3)… của gia đình, sao cho (4)… đều cảm thấy rất thoải mái, (5)… và xem nơi đó là (6)… của mình.


Đáp án:

Điền từ:

1 - đồ đạc cần thiết

2 - hợp lí

3 - mọi sinh hoạt

4 - mỗi thành viên

5 - thuận tiện

6 - tổ ấm

Bài 8.6 (trang 22 SBT Công nghệ 6): Hãy nối cụm từ ở cột 1 với cụm từ ở cột 2 cho phù hợp sau đó ghi kết quả vào cột 3:

Cột 1(Nối)Cột 2Cột 3

1. Nhà ở là tổ ấm của gia đình và là nơi đáp ứng...

2. Chỗ thờ cúng thường đượcbố trí ở nơi...

3. Nhà ở chật, cần bố trí những khu vực sinh hoạt sao cho hợp lí và sử dụng...

4. Khu vực ăn uống cần bố trí...

5. Nhà ở 1 phòng, 1 khu vực có thể sử dụng để làm nơi sinh hoạt chung...

6. Kê đồ đạc trong phòng cần...

7. Chỗ ngủ nghỉ cần phải bố trí ở...

8. Kho nên bố trí ở nơi...

A. chừa ra một lối đi để dễ dàng đi lại.

B. nơi yên tĩnh, riêng biệt.

C. ăn uống. tiếp khách.

D. nhu cầu về vật chất.

E. đồ đạc có nhiều công dụng

G. an toàn, kín đáo.

H. ở gần bếp.

I. những nhu cầu của con người về tinh thần lẫn vật chất.

K. Trang trọng

1+...

2+...

3+...

4+...

5+...

6+...

7+...

8+...


Đáp án:

Nối đôi: 1+I

2+K

3+E

4+H

5+C;

6+A

7+B

8+G.

Bài 8.7 (trang 22 SBT Công nghệ 6): Phân chia những khu vực sinh hoạt và đồ đạc ở nơi ở của gia đình:

a) Hãy quan sát sau đó ghi lại cách sắp xếp đồ đạc cho mỗi khu vực sinh hoạt chính của nhà em vào chỗ tương ứng ở bảng dưới đây:

TTNhững khu vực chínhSắp xếp đồ đạc trong mỗi từng khu vực.
1Chỗ sinh hoạt chung/ tiếp khách
2Chỗ thờ cúng
3Chỗ ngủ, nghỉ
4Chỗ ăn uống
5Khu vực bếp
6Khu vệ sinh /nhà tắm
7Chỗ để xe
8Kho

b) Liên hệ cách sắp xếp đồ đạc trong mỗi từng khu vực sinh hoạt của nhà em đã được hợp lí chưa và cần phải điều chỉnh như thế nào?


Đáp án:

Phân chia những khu vực sinh hoạt và đồ đạc ở nơi ở của gia đình:

Để trả lời câu hỏi này thì các em cần phải quan sát kĩ việc sắp xếp đồ đạc trong mỗi từng khu vực sinh hoạt ở nhà mình sau đó đưa ra nhận xét. Điều kiện nhà ở của mỗi học sinh là rất khác nhau, vì vậy các câu trả lời cũng rất khác nhau.

Tuy nhiên, dù nơi ở của gia đình em là nhà chật có 1 phòng, hay nhà rộng có nhiều phòng, nhà ở nông thôn hay thành phố, miền núi…, vẫn cần nhận xét các nội dung dưới đây:

- Đã phân chia các khu vực sinh hoạt một cách hợp lí chưa?

- Mỗi từng khu vực sinh hoạt đã có đồ đạc cần thiết và đã được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho việc sử dụng chưa?

Sau đây là 1 ví dụ:

a) Cách sắp xếp đồ đạc cho mỗi từng khu vực sinh hoạt chính của nhà em: nhà chật có 1 phòng ngủ và 1 phòng khách nhỏ. Gia đình em có bốn người: bố, mẹ, em và em gái bốn tuổi.

TTCác khu vực chínhSắp xếp đồ đạc trong mỗi từng khu vực.
1Chỗ sinh hoạt chung/ tiếp kháchBố trí ngay gần cửa ra vào, có 1 bộ bàn ghế gỗ vừa sử dụng làm bàn ăn vừa dùng để tiếp khách; có 1 ghế dài có thể kéo ra để làm giường để ngủ vào buổi tối. Có kệ để tivi, để cả nhà cùng xem. Sát tường của phòng khách chỗ gần cửa ra vào có thể đặt 1 tủ giày để giày dép và một vài vật dụng nên tương đối gọn gàng. Trên tủ giày có thể để bình nước, chiều khóa...
2Chỗ thờ cúngBàn thờ là 1 giá gỗ treo ở lên tường, ở vị trí trang trọng, theo hướng phù hợp với tuổi của bố em.
3Chỗ ngủ, nghỉBố, mẹ và em gái của em ngủ, nghỉ ở 1 giường rộng 1,6m. Góc học tập của em có 1 bàn học kết hợp với giá sách. Có 1 tủ đựng quần áo to, mỗi người dùng 1 ngăn. Buổi tối, em ngủ ở ghế dài kéo ra thành giường.
4Chỗ ăn uống
5Khu vực bếpBố trí ở phía trong phòng khách có tủ bếp, bệ bếp, bồn rửa và có hệ thống cấp nước và thoát nước tốt.
6Khu vệ sinh /nhà tắmCó khu vệ sinh, nhà tắm riêng, tương đối thuận tiện cho sinh hoạt.
7Chỗ để xeĐể xe ở ngoài sân chung, tối phải dắt vào trong nhà.
8KhoNhà có làm 1 gác lửng để cất đồ đạc, chăn màn…

b) Liên hệ, nhận xét:

Nhà em tuy chật nhưng được bố trí tương đối hợp lý, dùng các loại đồ đạc có nhiều công dụng nên cũng rất thuận tiện. Mẹ em thường lau chùi đồ đạc sau đó dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và luôn nhắc nhở chúng em cần làm các việc vừa sức mình do mẹ phân công, vì vậy mà nhà em luôn sạch sẽ, ngăn nắp, sinh hoạt vui vẻ và thoải mái.

Bài 8.8 (trang 22 SBT Công nghệ 6): Em hãy tìm hiểu nội dung SGK Công nghệ 6, thực tế địa phương và mô tả sự phân chia các khu vực sinh hoạt của 1 ngôi nhà điển hình ở các vùng:

1. Nhà ở nông thôn (đồng bằng sông Cửu Long/đồng bằng Bắc Bộ).

2. Nhà ở thị xã, thành phố, thị trấn...

3. Nhà ở miền núi (miền Trung, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.. )


Đáp án:

Sự phân chia các khu vực sinh hoạt của 1 ngôi nhà điển hình ở mỗi vùng:

Nội dung phân chia sẽ có sự khác nhau tùy theo thông tin sưu tầm của các bạn, có thể sưu tầm tranh vẽ, ảnh chụp...

1. Nhà ở nông thôn (đồng bằng sông Cửu Long/ đồng bằng Bắc Bộ).

2. Nhà ở thị xã, thành phố, thị trấn...

3. Nhà ở miền núi (miền Trung, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên).