Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT Công nghệ 6 > Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (trang 48 SBT Công nghệ 6)

Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (trang 48 SBT Công nghệ 6)

Bài 21.1 (trang 48 SBT Công nghệ 6): Bữa ăn hợp lí là bữa ăn:

A. Có sự phối hợp của 4 nhóm thực phẩm với tỉ lệ thích hợp.

B. Có nhiều loại thực phẩm cung cấp chất béo và chất đạm.

C. Có nhiều đường bột và rau củ

D. Có nhiều chất béo và chất đường bột

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 21.2 (trang 48 SBT Công nghệ 6): Khoảng cách hợp lí giữa các bữa ăn trong ngày:

A - 2 giờ

B - 3 giờ

C - 4 – 5 giờ

D - 6 giờ

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 21.3 (trang 48 SBT Công nghệ 6): Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người có sự phụ thuộc vào:

A. Lứa tuổi.

B. Thể trạng và giới tính

C. Công việc

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 21.4 (trang 48 SBT Công nghệ 6): Để đảm bảo ngon miệng và tăng khả năng hấp thu cần phải:

A. Thay đổi các món ăn trong ngày.

B. Trong mỗi bữa ăn cần thay đổi các phương pháp chế biến

C. Thay đổi màu sắc và hình thức trình bày món ăn

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 21.5 (trang 48 SBT Công nghệ 6): Để chuẩn bị 1 bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, cần:

A. Có nhiều tiền để mua các loại thực phẩm thật quý hiếm.

B. Mua nhiều các loại rau và gạo, 1 ít thịt nên không cần thiết phải có nhiều tiền

C. Mua thực phẩm đủ bốn nhóm theo mùa vụ nên giá rẻ vì vậy không cần nhiều tiền.

D. Mua các loại thực phẩm đắt tiền và chế biến công phu thành những món ăn đặc sản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 21.6 (trang 48 SBT Công nghệ 6): Bỏ bữa ăn sáng sẽ:

A. Đỡ mất công nấu nướng và tiết kiệm được thời gian

B. Không tốt cho sức khỏe, không đáp ứng đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

C. Tiết kiệm được chi tiêu và để dành tiền mua quần áo.

D. Hệ tiêu hóa làm việc không được điều độ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 21.7 (trang 49 SBT Công nghệ 6): Hãy nối cụm từ ở cột 1 với cụm từ thích hợp ở cột 2 để được câu trả lời đúng sau đó điền kết quả vào cột 3.

Cột 1(Nối)Cột 2Cột 3

1. Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng là việc cần thiết để…

2. Trẻ em đang lớn cần phải ăn đầy đủ các loại thực phẩm đặc biệt là chất đạm để..

3. Chọn đủ thực phẩm của bốn nhóm thực phẩm với tỉ lệ thích hợp để…

4. Tùy thuộc tập quán và điều kiện lao động, học tập mà …

5. Trong bữa ăn, không nên có thêm món ăn cùng phương pháp chế biến hoặc cùng loại thực phẩm với món chính đã bày dọn để…

6. Phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất canxi, phốt pho, đạm và chất sắt vì…

7. Bữa ăn trưa cần phải ăn đủ chất nhưng nên cần ăn nhanh để….

8. Bữa ăn cần phải đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong gia đình, sao cho phù hợp với điều kiện tài chính nhưng…

A. tạo thành 1 bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng các chất dinh dưỡng.

B. tránh nhàm chán

C. phân chia bữa chính và các bữa ăn phụ trong ngày sao cho hợp lí.

D. rất cần để bào thai phát triển và tránh bị thiếu máu

E. đảm bảo sức khỏe và góp phần làm tăng thêm tuổi thọ

G. phát triển về trí tuệ và thể chất

H. có thời gian để nghỉ ngơi, có sức khỏe để làm tốt làm việc.

I. giàu chất đạm

K. phải ngon và bổ dưỡng, không tốn kém hoặc lãng phí

1+…

2+…

3+…

4+…

5+…

6+…

7+…

8+…


Đáp án:

Nối đôi như sau:

1+E

2+G

3+A

4+C

5+B

6+D

7+H

8+K

Bài 21.8 (trang 49 SBT Công nghệ 6): Hãy chọn từ hoặc cụm từ đã cho sau đó điền vào chỗ (…) để tạo thành câu trả lời đúng:

chất dinh dưỡng, nhu cầu, tỉ lệ, sức khỏe, tài chính, tốn kém, bữa ăn, thực phẩm, năng lượng, vitamin, thói quen, chất xơ

Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại (1)… với đầy đủ các loại chất dinh dưỡng theo (2)… thích hợp, đảm bảo cung cấp đủ (3)… và (4)…. cho cơ thể.

Khi tổ chức các bữa ăn, cần chú ý đáp ứng (5)… của tất cả các thành viên trong gia đình (về sức khỏe, lứa tuổi, công việc…), phù hợp với điều kiện (6)… nhưng vẫn đảm bảo ngon, bổ dưỡng và không (7)…. hoặc lãng phí.

Phân chia số (8)… trong ngày hợp lí rèn (9)… ăn uống đúng giờ, đúng bữa, đúng mức, đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng sẽ góp phần giữ gìn (10)… tốt, gia tăng tuổi thọ.


Đáp án:

Điền từ:

(1) thực phẩm

(2) tỉ lệ

(3) năng lượng

(4) chất dinh dưỡng

(5) nhu cầu

(6) tài chính

(7) tốn kém

(8) bữa ăn

(9) thói quen

(10) sức khỏe

Bài 21.9 (trang 49 SBT Công nghệ 6): Hãy sắp xếp bốn nội dung công việc cần làm (hình 3.24, trang 107, SGK) theo trình tự hợp lí để tổ chức được một bữa ăn gia đình và giải thích ý kiến của em.

- món ăn và các phương pháp chế biến

- thực phẩm cần mua

- thành viên trong gia đình

- điều kiện tài chính

1. ...

2...

3...

4...


Đáp án:

Theo em, trình tự hợp lí để tổ chức một bữa ăn trong gia đình là:

1. Thành viên trong gia đình: Căn cứ vào đặc điểm của mỗi người trong gia đình để chọn món ăn phù hợp cho thực đơn và chọn phương pháp chế biến phù hợp.

2. Món ăn và phương pháp chế biến: Phù hợp với đặc điểm của tất cả các thành viên trong gia đình.

3. Điều kiện tài chính: căn cứ vào số tiền được chi để mua loại thực phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhưng giá cả hợp lý.

4. Thực phẩm cần mua: từ thực đơn và số người ở trong gia đình, mua vừa đủ loại thực phẩm (kể cả gia vị) để chế biến món ăn theo thực đơn.

Bài 21.10 (trang 49 SBT Công nghệ 6): Trong 1 ngày, gia đình em cần:

a) Thường ăn mấy bữa, bữa nào là bữa chính?

b) Kể tên những món ăn mà gia đình em đã sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Em hãy nhận xét và giải thích (hợp lí, chưa hợp lí).


Đáp án:

Liên hệ thực tế

Câu hỏi này có thể trả lời theo nhiều cách, khác nhau tùy điều kiện mỗi từng vùng miền, điều kiện làm việc, điều kiện kinh tế…

Các em hãy quan sát và từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất ý kiến điều chỉnh trong phạm vi điều kiện của gia đình mình để có được một bữa ăn hợp lí hơn.

Ví dụ:

a) Trong 1 ngày, gia đình em thường ăn 3 bữa: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối; bữa sáng và bữa tối là hai bữa chính, bữa trưa chỉ là bữa ăn nhẹ.

Hoặc: bữa trưa và bữa tối là hai bữa chính, bữa sáng chỉ ăn nhẹ…

b) Những món ăn của bữa ăn thường ngày tại gia đình em: cơm, rau luộc hoặc canh rau , rau xào, cá kho hoặc thịt kho, đậu rán, cá rán hoặc trứng, tôm rang…

Nhận xét:

- Hợp lý vì bữa cơm thường đã có những món ăn được chế biến từ thực phẩm của bốn nhóm thức ăn: giàu chất đạm – giàu chất đường bột – giàu vitamin và chất khoáng (rau, củ, quả) – giàu chất béo.

- Chưa được hợp lí vì cơm và rau nhiều, thịt cá còn ít. Cần phấn đấu tăng thêm lượng thức ăn có nhiều đạm hơn theo tỉ lệ thích hợp.

hoặc: chưa hợp lý vì quá nhiều chất đạm động vật (thịt các loại, cá, trứng…) và ít rau. Thừa chất đạm sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh béo phì do chất đạm thừa biến thành mỡ, từ đó có thể mắc các bệnh về tim mạch, bệnh huyết áp…

Cần tăng cường các các món rau trong bữa ăn, nhất là món rau trộn, nhiều vitamin, ăn ngon miệng, rất tốt cho hệ tiêu hóa, chế biến đơn giản mà nhanh.