Bài 5: Thực hành - Ôn một số mũi khâu cơ bản (trang 26 SBT Công nghệ 6)
I – Chuẩn bị
Em hãy đặt lên bàn các loại dụng cụ và nguyên liệu để thực hành một vài mũi khâu cơ bản.
1. Nguyên liệu: ...............................
2. Dụng cụ:...............................
II – Thực hành
Em hãy nêu các thao tác thực hiện (sách giáo khoa Công nghệ 6) và khâu thật chính xác những mũi khâu cơ bản dưới đây để ứng dụng vào khâu tạo sản phẩm ở kế tiếp.
1. Khâu mũi thường (mũi tới)
2. Khâu mũi đột mau
3. Khâu vắt.
Lời giải:
Việc thực hiện chính xác những mũi khâu cơ bản là điều cần thiết ở khâu tạo sản phẩm cho bài học sau. Các em cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, các loại dung cụ và thực hành tập khâu theo đúng đúng thao tác (SGK Công nghệ 6, tr. 27- 28), dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Sau đây là gợi ý thực hiện một vài đường khâu cơ bản.
I – Chuẩn bị
1. Nguyên liệu:
- Vải: 2 mảnh vải có kích thước chừng 15cm x 8cm (để thực hành khâu mũi đột và khâu mũi thường) và 1 mảnh vải có kích thước 15cm x 10cm (để thực hành khâu vắt).
- Chỉ: chỉ khâu thường (màu sáng), hoặc chỉ thêu màu (để làm nổi rõ mũi khâu).
2. Dụng cụ: Kéo, thước, kim khâu, bút chì.
II – Thực hành
( Thực hiện thao tác khâu theo hướng dẫn ở sách giáo khoa Công nghệ 6, trang 27 – 28).
1. Khâu mũi thường (mũi tới).
2. Khâu mũi đột mau.
3. Khâu vắt.
Ghi chú:
- Có thể sử dụng loại vải mới hoặc vải cũ có màu sáng đã được giặt sạch và là phẳng.
- Khi thực hành khâu mũi thường, các em cần phải tìm hiểu thêm về cách khâu mũi lược: có thao tác khâu tương tự khâu mũi thường nhưng mũi dài hơn nhiều và thường không cần đều nhau lắm, sử dụng để khâu cố định tạm thời những lớp vải, tránh bị xô lệch khi khâu. Khi khâu sản phẩm xong thì cần tháo bỏ đường khâu lược.
- Khi học khâu mũi đột mau thì học sinh cần tìm hiểu thêm về mũi đột thưa: khi quay lại, không đâm mũi kim vào chân mũi khâu trước mà ta đâm vào điểm giữa 2 chân của mũi khâu trước và sau.
- Để có được đường khâu đẹp, không bi tuột chỉ ở đầu và cuối của đường khâu, sau khi xâu chỉ vào kim thì cần thắt nút chỉ, sau đó lên kim ở đầu đường khâu từ mặt trái vải; cuối đường khâu cần “ lại mũi” (khâu thêm một đến hai mũi trùng với mũi cuối); xuống kim sang mặt trái rồi vòng chỉ và tết nút trước khi cắt chỉ.
- Khi khâu tạo sản phẩm, mũi khâu đột và khâu thường là dùng để nối ráp sản phẩm, còn mũi khâu vắt là được dùng để khâu viền mép sản phẩm.
- Giáo viên hướng dẫn có thể cho các em thực hành khâu ba mũi khâu cơ bản bằng cách:
+ Khâu mũi khâu thường để nối mảnh vải thứ nhất với mảnh thứ hai, cách mép vải 1cm;
+ Khâu nối mảnh thứ hai với mảnh thứ ba bằng mũi đột mau và cách mép vải 1cm;
+ Khâu vắt ở phía đầu mảnh thứ ba: gấp vào mặt trái 0,5cm sau đó gấp tiếp xuống 1cm, lược cố định rồi khâu vắt viền mép vải (không khâu riêng từng đường khâu ở từng mảnh vải đã chuẩn bị).
Bài trước: Bài 4: Sử dụng và bảp quản trang phục (trang 13 SBT Công nghệ 6) Bài tiếp: Bài 6 và 7: Thực hành: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh hoặc cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật hoặc sản phẩm khác (trang 28 SBT Công nghệ 6)