Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT Công nghệ 6 > Bài 26: Chi tiêu trong gia đình (trang 59 SBT Công nghệ 6)

Bài 26: Chi tiêu trong gia đình (trang 59 SBT Công nghệ 6)

Bài 26.1 (trang 59 SBT Công nghệ 6): Chi tiêu trong gia đình là gì?

A. Chi tiêu trong gia đình là những chi phí để đáp ứng các nhu cầu về vật chất của tất cả các thành viên trong gia đình như ăn uống, mặc, ở…

B. Chi tiêu trong gia đình là những chi phí để đáp ứng các nhu cầu về văn hóa của tất cả các thành viên trong gia đình như: học tập, mua sách báo, …

C. Chi tiêu trong gia đình là những chi phí để đáp ứng tất cả các nhu cầu về tinh thần của các thành viên trong gia đình như: thư giãn, giải trí…

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Bài 26.2 (trang 59 SBT Công nghệ 6): Hãy kể tên những khoản chi không phải là chi cho nhu cầu vật chất:

A. Chi cho việc ăn uống là: thịt, cá, mua gạo, rau…

B. Chi cho mua quần áo, nhà ở…

C. Chi cho mua các loại phương tiện đi lại: xe máy, xe đạp, xăng xe…

D. Chi đi nghỉ mát, du lịch..

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 26.3 (trang 59 SBT Công nghệ 6): Hãy kể tên những khoản chi không phải là chi cho nhu cầu về văn hóa và tinh thần của gia đình:

A. Chi cho học phí, học tập, tạp chí, mua sách báo…

B. Chi cho may mặc, ăn uống, nhà ở; bảo vệ sức khỏe, mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế.

C. Chi cho nhu cầu về hội họp, thăm viếng, giao tiếp xã hội, sinh nhật, học các kĩ năng mềm, đám cưới…

D. Chi cho các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi: xem biểu diễn văn nghệ, nghỉ mát, tham quan, đi chơi công viên vào ngày lễ…

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Bài 26.4 (trang 59 SBT Công nghệ 6): Mức chi tiêu của các hộ gia đình tại nông thôn và thành phố Việt Nam có khác nhau không? Vì sao?

A. Mức chi tiêu của hộ gia đình sống tại nông thôn và thành phố Việt Nam có sự khác nhau vì: Ở thành phố, gia đình cần phải mua và chi trả cho tất cả những nhu cầu tiêu dùng, còn ở nông thôn thì có một phần nhu cầu tiêu dùng là tự cung tự cấp (không phải chi trả).

B. Có khác nhau vì ở thành phố và nông thôn khác nhau về nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của gia đình.

C. Cả A và B.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 26.5 (trang 60 SBT Công nghệ 6): Hãy ghi những khoản chi dưới đây vào các cột trong bảng sao cho phù hợp:

Chi cho may mặc, ăn, ở; Chi cho các nhu cầu đi lại; Chi cho chăm sóc sức khỏe; Chi cho học tập, chi cho nhu cầu rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi, giải trí; Chi cho những hoạt động giao tiếp xã hội

Chi cho các nhu cầu vật chấtChi cho các nhu cầu về văn hóa tinh thần

Đáp án:
Chi cho các nhu cầu vật chấtChi cho các nhu về cầu văn hóa tinh thần

- Chi cho ăn uống, ở, mặc.

- Chi cho nhu cầu đi lạị

- Chi cho chăm sóc sức khỏe

- Chi cho học tập

- Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể

- Chi cho những hoạt động giao tiếp xã hội.

Bài 26.6 (trang 60 SBT Công nghệ 6): Hãy nhận xét sự khác biệt về mức chi tiêu giữa đa số các hộ gia đình sinh sống tại nông thôn và thành phố.

Bài 26.6 trang 60 SBT Công nghệ 6 ảnh 1

Hãy khoanh trong vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng:


Đáp án:

Qua bảng ở phần câu hỏi, em có đưa ra nhận xét dưới đây:

- Mức chi tiêu của những gia đình sống ở thành phố nhiều hơn so với các gia đình ở nông thôn.

- Để đáp ứng được tất cả những nhu cầu về vật chất và văn hóa tinh thần, những gia đình sống ở thành phố đều phải chi tr hoặc mua, còn các gia đình sinh sống ở nông thôn thì đã có một phần tự cấp về ăn uống, tiền nhà…, một phần nghỉ ngơi và giải trí, rèn luyện sức khỏe, phần phải mua và chi trả sẽ ít hơn.

Bài 26.7 (trang 60 SBT Công nghệ 6): Yếu tố nào có ảnh hưởng tới trực tiếp đến mức chi tiêu (ít hoặc nhiều) của hộ gia đình?

A. Nhu cầu về tiêu dùng về hàng hóa của hộ gia đình

B. Mức thu nhập của hộ gia đình

C. Môi trường sống của hộ gia đình (Ở nông thôn, thành phố... )

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 26.8 (trang 61 SBT Công nghệ 6): Em hiểu thế nào là cân đối thu, chi trong gia đình?

A. Cân đối thu và chi là tổng thu bằng tổng chi

B. Cân đối thu chi là làm sao tổng thu lớn hơn tổng chi

C. Cân đối thu chi là làm sao tổng thu nhỏ hơn tổng chi

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 26.9 (trang 61 SBT Công nghệ 6): Qua các ví dụ trong sách giáo khoa Công nghệ 6, em hãy đưa ra các nhận xét:

1. Mức thu nhập của hộ gia đình sống tại nông thôn và thành phố:

A. Sống ở thành phố, mức thu nhập cao hơn so với ở nông thôn.

B. Ở thành phố, mức thu nhập thấp hơn so với ở nông thôn

C. Ở thành phố, mức thu nhập bằng ở nông thôn

2. Mức chi tiêu của hộ gia đình ở nông thôn và thành phố:

A. Ở thành phố mức chi tiêu ít hơn so với ở nông thôn

B. Ở thành phố mức chi tiêu sẽ nhiều hơn so với ở nông thôn

C. Ở thành phố mức chi tiêu bằng so với ở nông thôn

3. Những hộ gia đình ở nông thôn và thành phố đều phải:

A. Chi tiêu trong hạn mức của thu nhập

B. Có tích lũy phù hợp

C. Cả A và B

Lời giải:

Đáp án 1: A; 2: B; 3: C

Bài 26.10 (trang 61 SBT Công nghệ 6): Qua những ví dụ trong sách giáo khoa Công nghệ 6, khoản tích lũy (tiết kiệm) trong gia đình có từ đâu? Tích lũy của gia đình để làm gì?

A. Khoản tích lũy (tiết kiệm) trong gia đình có được từ nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình.

B. Khoản tích lũy (tiết kiệm) của từng gia đình dành để chi tiêu cho các nhu cầu đột xuất hoặc nhu cầu lớn của gia đình như: ốm đau nằm viện, xây nhà, mua xe, …

C. Khoản tích lũy của gia đình để hàng năm đi du lịch.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 26.11 (trang 61 SBT Công nghệ 6): Em có thể làm gì để tiết kiệm các khoản chi tiêu cho gia đình?

Đáp án:

Câu trả lời sẽ rất khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện của từng em.

Ví dụ: Để góp phần vào việc tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, em sẽ:

- Bảo quản tốt quần áo, những vật dụng của gia đình và cá nhân… để tiết kiệm tiền mua sắm

- Rất cần mới mua; không mua các thứ vượt quá khả năng kinh tế của gia đình

Bài 26.12 (trang 61 SBT Công nghệ 6): Thế nào là cân đối thu và chi? Em hãy phân tích hậu quả của:

Tổng thu = Tổng thu và chi < tổng chi

Đáp án:

a) Khái niệm cân đối thu chi là: là đảm bảo làm sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn so với tổng chi tiêu, để có thể dành ra được một phần tích lũy cho gia đình.

(Đảm bảo: tổng thu nhập > tổng chi và có tích lũy).

b) Hậu quả của: tổng thu = tổng thu và tổng chi < tổng chi

- Tổng thu = tổng chi: không có khoản tích lũy, sẽ gặp khó khăn khi phát sinh những việc đột xuất, không có khả năng mua sắm thêm các loại vật dụng cần thiết…

- Tổng thu < tổng chi: luôn luôn thiếu tiền, khi gia đình phát sinh các việc đột xuất hoặc cần thiết…. , phải đi vay nợ vô cùng khó khăn, không có khả năng chi trả.