Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT Công nghệ 6 > Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (trang 37 SBT Công nghệ 6)

Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (trang 37 SBT Công nghệ 6)

Bài 16.1 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Thế nào là nhiễm độc, nhiễm trùng thực phẩm?

A. Sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại vào thực phẩm.

B. Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.

C. Thực phẩm xuống đất bị bám bụi bẩn

D. A và B

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 16.2 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Ở nhiệt độ nào vi khuẩn bị tiêu diệt?

A. 50oC → 80oC

B. 100oC → 115oC

C. 0oC → 37oC

D, -10oC → -20oC

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 16.3 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Thực phẩm có thể bị nhiễm độc, nhiễm trùng trong trường hợp nào?

A. Trong sản xuất: sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng…không đảm bảo về thời gian cách ly khu thu hoạch.

B. Trong chế biến: sử dụng hóa chất không được phép sử dụng làm tăng độ giòn, tạo màu sắc đẹp..

C. Trong bảo quản: dùng các loại hóa chất không được phép dùng để bảo quản thực phẩm được lâu hơn.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 16.4 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Tác hại của việc ăn phải những loại thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm trùng là:

A. Ngộ độc thức ăn, đau đầu, sốt, nôn mửa, tê phù…

B. Mất nước cấp tính, rối loạn tiêu hóa, có thể dẫn tới tử vong.

C. Tích tụ dần dần trong cơ thể và gây nên bệnh ung thư, mãn tính.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 16.5 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Nguyên nhân ngộ độc thức ăn là vì:

A. Thức ăn bị nhiễm các loại vi sinh vật là độc tố của vi sinh vật khiến thức ăn bị biến chất

B. Bản thân trong thức ăn đã có chất độc như mầm nấm độc, khoai tây, cá nóc.

C. Thức ăn bị ô nhiễm các hóa chất bảo quản, hóa chất bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 16.6 (trang 37 SBT Công nghệ 6): An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm:

A. Không bị nhiễm độc, nhiễm trùng và biến chất

B. Tươi ngon, không bị khô héo.

C. Không bị biến chất

D. Không bị nhiễm các vi sinh vật có hại

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 16.7 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Việc không nên làm nhằm phòng tránh ngộ độc thức ăn:

A. Không sử dụng các loại thực phẩm có sẵn chất độc như mầm nấm lạ, khoai tây…

B. Không sử dụng những thực phẩm trong hộp đã quá hạn sử dụng, nắp hộp bị phồng.

C. Ăn thịt lợn, gà bị bệnh, mới chết cho đỡ lãng phí.

D. Không sử dụng thức ăn bị ôi thiu, biến chất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 16.8 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Khi đi mua thực phẩm cần phải lưu ý:

A. Mua loại tươi ngon

B. Mua loại tươi hoặc bảo quản đông lạnh

C. Mua loại đã được bảo quản lạnh

D. Mua bất kì loại nào miễn là giá rẻ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 16.9 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Khi mua thực phẩm đóng hộp cần phải lưu ý:

A. Mua loại có tem nhãn mác đẹp.

B. Mua loại vẫn còn hạn sử dụng, nắp hộp bị phồng

C. Mua loại còn hạn sử dụng, có ghi rõ cơ sở sản xuất và hộp còn nguyên vẹn.

D. Mua loại có giá rẻ và không cần chú ý tới hạn sử dụng

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 16.10 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Vì sao không nên để thực phẩm ăn sống lẫn lộn với thực phẩm đã được chế biến với thực phẩm cần nấu chín? Đưa ví dụ minh hoa.

Đáp án:

Không nên để các loại thực phẩm ăn sống, thực phẩm đã chế biến lẫn lộn cùng với thực phẩm cần nấu chín vì:

- Thực phẩm cần nấu chín như cá, thịt, rau, củ, …còn sống có rất nhiều bụi bẩn, có thể lượng hóa chất bảo quản còn dư, hóa chất bảo vệ thực vật, … sẽ dễ dây sang và làm ô nhiễm các loại thực phẩm đã chế biến.

- Người sử dụng thực phẩm đã chế biến bị ô nhiễm sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa.

Ví dụ: dưa chuột, rau xà lách là thực phẩm sử dụng để ăn sống. Khi đi chợ, nếu để cùng với thịt hoặc cá sẽ làm bẩn và ô nhiễm dưa chuột và rau xà lách. Khi ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc (thịt, cá có thể vẫn còn dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, bùn/ bụi bẩn/ vi khuẩn có hại, …)

Bài 16.11 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Hãy điền nội dung của các hình A, B, C, D, E, F về các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình. Liên hệ thực tế ở gia đình em

Bài 16.11 trang 39 SBT Công nghệ 6 ảnh 1

Đáp án:

Biện pháp phòng tránh nhiễm độc, nhiễm trùng tại nhà:

a) Ghi đúng nội dung hình:

A. Rửa tay sạch trước bữa ăn.

B. Vệ sinh nhà bếp

C. Rửa thật sạch thực phẩm

D. Nấu chín thực phẩm

E. Đậy thức ăn cẩn thận

F. Bảo quản thực phẩm chu đáo

b) Liên hệ thực tế ở gia đình:

Ví dụ: Tại gia đình, mọi người đều có thói quen rửa tay thật sạch trước bữa ăn; đậy thức ăn cẩn thận để tránh ruồi, bọ động vào…

Bài 16.12 (trang 37 SBT Công nghệ 6): Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn. Khi ở gia đình có người bị tiêu chảy, nôn nhiều lần …, em sẽ xử trí như thế nào?


Đáp án:

a) Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn

Các nhà khoa học thường chia ngộ độc thức ăn theo bốn nguyên nhân chính như sau:

- Ngộ độc do thức ăn đã bị nhiễm các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.

- Ngộ độc do thức ăn đã bị biến chất

- Ngộ độc do bản thân thức ăn đã có sẵn chất độc như nấm độc, mầm khoai tây, cá nóc.

- Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học, hóa chất phụ gia thực phẩm…

b) Xử trí khi có người bị nôn, tiêu chảy nhiều lần… ở gia đình

- Có hiện tượng trên là có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà đưa ra biện pháp xử trí phù hợp. Có thể cho người bệnh uống ORESOL để tránh mất nhiều nước và bù chất điện giải.

- Nếu hiện tượng xảy ra nghiêm trọng hoặc chưa rõ nguyên nhân thì nên đưa bệnh nhân vào bệnh viện ngay để cấp cứu và được chữa trị kịp thời.