Trang chủ > Lớp 6 > Giải SBT Công nghệ 6 > Bài 4: Sử dụng và bảp quản trang phục (trang 13 SBT Công nghệ 6)

Bài 4: Sử dụng và bảp quản trang phục (trang 13 SBT Công nghệ 6)

Bài 4.1 (trang 13 SBT Công nghệ 6): Hãy lựa chọn cụm từ hoặc các từ đã cho để điền vào chỗ chấm (…) trong đoạn văn dưới đây để được câu trả lời đúng:

thiện cảm, hoạt động, hợp lí, người mặc, thoải mái

Sử dụng trang phục (1)... , phù hợp với (2)... , hoàn cảnh xã hội và thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả công việc, (3)... của tất cả mọi người người đối với mình và làm đẹp cho (4)... trong mọi hoạt động.


Đáp án:

Điền từ vào chỗ (... )

(1) hợp lí (2) hoạt động (3) thiện cảm (4) người mặc

Bài 4.2 (trang 13 SBT Công nghệ 6): Em có rất nhiều bộ quần áo đẹp, nhưng khi đi chơi với 1 người bạn nghèo, em sẽ lựa chọn mặc bộ nào?

A. Mặc bộ nào thật đẹp.

B. Mặc bộ quần áo giản dị và có màu sắc trang nhã.

C. Mặc bộ thời trang mới nhất.

D. Đeo thêm phụ kiện sức quý.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 4.3 (trang 13 SBT Công nghệ 6): Các cách phối hợp trang phục nào đã tạo nên sự phong phú và vẻ đẹp cho các bộ trang phục của em?

A. Đồng bộ, quần/ váy và áo cùng màu và cùng chất liệu vải.

B. Phối hợp vải trơn và vải hoa.

C. Phối hợp màu sắc của vải may áo và quần/ váy.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 4.4 (trang 14 SBT Công nghệ 6): Nối cụm từ ở cột 1 với cụm từ ở cột 2 sao cho phù hợp sau đó điền kết quả vào cột 3:

Cột 1(Nối)Cột 2Cột 3

1. Để có sự phối hợp hợp lí thì không nên quần và áo có có 2 dạng...

2. Vải hoa hợp với vải trơn có màu...

3. Không nên mặc áo vải hoa với vải...

4. Nên mặc áo kẻ sọc ngang, dọc...

A. trùng với 1 trong những màu chính của vải hoa.

B. với quần vải trơn có cùng tông màu với màu của kẻ sọc hoặc màu nền.

C. có thể mặc phối hợp với bất kì loại hoa văn và màu sắc nào.

D. hoa văn khác nhau và kẻ sọc khác nhau.

E. kẻ sọc dọc, ngang

1+...

2+...

3+...

4+...


Đáp án:

1+ D

2+ A

3+ E

4+ B

Bài 4.5( trang 14 SBT Công nghệ 6): Phối hơp về màu sắc:

Dựa vào gợi ý trong hình 1.12 SGK và nội dung trong SGK trang 21, em hãy điền các ví dụ về những cách phối hợp về màu sắc của trang phục vào cột ví dụ trong bảng dưới đây: (mẫu: A: tím sẫm và tím nhạt; vàng sẫm và vàng nhạt …. )

Những cách phối hợpVí dụ
A. Sự phối hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng 1 màu.
B. Sự phối hợp giữa 2 màu cạnh nhau cùng trên vòng màu.
C. Sự kết hợp giữa 2 màu đối nhau trên vòng màu
D. Màu đen, màu trắng có thể kết hợp với bất kì màu sắc nào khác.

Đáp án:

Ví dụ về những cách phối hợp về màu sắc của trang phục:

Những cách phối hợpVí dụ
A. Sự phối hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng 1 màu.hồng đậm và hồng nhạt; nâu sẫm và nâu nhạt…
B. Sự phối hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu.vàng và vàng cam; tím và tím đỏ...
C. Sự kết hợp của 2 màu đối nhau trên vòng màuvàng lục và tím đỏ; đỏ và lục…
D. Màu đen, màu trắng có thể kết hợp với bất kì màu sắc nào khác.đen và đỏ; đen và trắng; tím và trắng; …

Bài 4.6 (trang 14 SBT Công nghệ 6): Với các kiến thức đã được học về cách phối hợp trang phục, em cho biết có thể ghép các sản phẩm dưới đây thành mấy bộ?

Bộ 1: ... Bộ 2: ... Bộ 3: ...

Bộ 4: ... Bộ 5: ... Bộ 6: ...

Bộ 7: ... Bộ 8: ...


Đáp án:

Từ sáu sản phẩm đã cho ở trên ta có có thể ghép thành các bộ trang phục như dưới đây:

Bộ 1: a và d

Bộ 2: a và e

Bộ 3: a và g

Bộ 4: b và d

Bộ 5: b và e

Bộ 6: b và g

Bộ 7: c và d

Bộ 8: c và e

Bộ 9: c và g

Bài 4.7 (trang 14 SBT Công nghệ 6): Trong sinh hoạt hàng ngày, em chọn cách phối hợp hoa văn và màu sắc như thế nào cho trang phục của mình? Hãy nêu ví dụ minh họa.

Đáp án:

Ý thích của bản thân em về cách phối hợp hoa văn và màu sắc của vải trong trang phục em hay mặc hàng ngày.

Sau đây là ví dụ gợi ý cho bạn gái:

- Bộ đồ mặc ở nhà: mua sẵn bộ đồ có chất liệu coton, màu tím hoặc hồng có thêu điểm hoa văn ở trên ngực áo và cổ, hoặc bằng vải lanh hoa.

- Trang phục mặc đi học, đi chơi: quần màu xanh hoặc đen, áo màu trắng để dễ phối đồ với các màu áo và quần khác; hoặc áo và quần có sắc độ đậm nhạt trong cùng một tông màu.

- Mùa đông, có thể lựa chọn màu khăn quàng theo những cách phối hợp trang phục đã được học.

Ghi chú: Nếu em có quần/ váy màu xám (ghi), màu kem cũng có thể dễ dàng phối hợp với áo có các màu sắc khác.

Ví dụ:

a) Màu xám:

- Váy có màu xám trung bình (hoặc đen), chọn áo màu tím đỏ đậm/ màu xám nhạt/ màu hồng cánh sen trung bình.

- Quần hoặc váy có xám nhạt, chọn áo có xanh rêu/ màu xanh cổ vịt đậm/ xanh ngọc nhẹ.

- Quần hoặc váy màu xám đậm, chọn áo màu xanh dương/ xanh da trời trung bình…

b) Màu kem (màu be):

- Màu kem sẫm có thể phối hợp với các màunâu/ vàng/ kem nhạt/ đen/ trắng…

- Màu kem nhạt có thể phối hợp được với các màu kem hồng/ vàng/ nâu/ đen/ trắng…

Bài 4.8 (trang 15 SBT Công nghệ 6): Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu về trình tự các công việc để bảo quản áo quần mà em cho là đúng:

A. Làm sạch (giặt, phơi) – Làm phẳng (là/ ủi, gấp) – Cất giữ.

B. Làm sạch (giặt, phơi) – Cất giữ - Làm phẳng.

C. Làm sạch (giặt, phơi) – Cất giữ - Gấp gọn.

D. Giặt sạch – Phơi khô – Vắt lên dây trong buồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 4.9 (trang 16 SBT Công nghệ 6): Vì sao cần phải bảo quản trang phục?

A. Giữ được độ bền và vẻ đẹp của quần áo.

B. Tạo cho người mặc sự gọn gàng và hấp dẫn.

C. Tiết kiệm được tiền chi dùng cho may mặc.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 4.10 (trang 16 SBT Công nghệ 6): Nấc nhiệt độ nào của bàn là phù hợp với loại vải sợi pha?

A. > 1600

B. < 1600

C. ≤ 1200

D. ≥ 1200

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 4.11 (trang 16 SBT Công nghệ 6): Việc nắm giữ nguồn gốc các loại vải may sản phẩm và những kí hiệu giặt, mang lại lợi ích như thế nào?

A. Giặt, là, tẩy, hấp sản phẩm đúng quy cách sẽ làm đẹp sản phẩm.

B. Tiết kiệm chi phí cho may mặc vì không làm hỏng sản phẩm.

C. Giữ độ bền của sản phẩm.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 4.12 (trang 16 SBT Công nghệ 6): Hãy chọn những từ hoặc cụm từ đã cho để điền vào chỗ chấm (.. ) ở đoạn văn dưới đây về quy trình giặt tại gia đình:

- nước sạch - tẩy - ngoài nắng - bóng râm

- xà phòng - Vò - cặp áo quần - mắc áo

- Phơi - Lấy - tách riêng - để chung

- chất làm mềm vải - ngâm - Giũ

(1)... các vật ở trong túi ra, (2)... áo quần màu nhạt và màu trắng để giặt riêng. (3).... trước bằng xà phòng các chỗ bị bẩn nhiều như măng sét tay áo, cổ áo, đầu gối quần.. cho đỡ bẩn. (4)... áo quần trong nước xà phòng chừng 30 phút, vò kĩ để xà phòng thấm đều. (5).... nhiều lần bằng (6).... cho hết xà phòng. Cho thêm (7).... nếu cần. (8).... quần áo màu sáng bằng vải bông, lanh, vải sợi pha ở (9)... và phơi quần áo màu tối, vải polyeste, lụa nilon ở trong (10)... Nên phơi bằng (11)... cho quần áo phẳng phiu, nhanh khô và sử dụng (12).... để giữ quần áo không bị rơi khi phơi.


Đáp án:

Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ chấm (... ) về quy trình giặt:

(1) Lấy

(4) Ngâm

(7) Chất làm mềm vải

(10) Bóng râm

(2) Tách riêng

(5) Giũ

(8) Phơi

(11) Mắc áo

(3) Vò

(6) Nước sạch

(9) Ngoài nắng

(12) Cặp áo quần

Bài 4.13 (trang 17 SBT Công nghệ 6): Hãy chọn từ hoặc cụm từ đã cho để điền vào chỗ chấm các câu dưới đây về quy trình là/ủi tại gia đình:

nhiệt độ thấp, chiều dọc, nấc nhiệt độ, dựng, chiều ngang, lâu, quy định

1. Trước khi là: Điều chỉnh... cho phù hợp với mỗi từng loại vải.

2. Trong khi là:

a) Bắt đầu là với loại vải có yêu cầu... , sau đó là/ủi đến loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao hơn.

b) Thao tác là: là theo... vải, đưa bàn là đều, không để bàn là.... trên mặt vải vì sẽ bị cháy hoặc ngấn, làm hỏng sản phẩm.

3. Khi ngừng là: phải... bàn là hoặc đặt bàn là vào nơi...


Đáp án:

Điền từ vào chỗ chấm về quy trình là/ ủi tại gia đình:

1: nấc nhiệt độ

2: a) nhiệt độ thấp

b) chiều dọc; lâu

3: dựng; quy định

Bài 4.14 (trang 17 SBT Công nghệ 6): Ở nhà, em thường làm phẳng quần áo may từ vải tơ tằm, vải lanh, vải sợi bông, vải sợi nhân tạo (visco), vải sợi tổng hợp, vải sợi pha bằng các cách nào để giữ được vẻ lịch sự khi mặc?


Đáp án:

Làm phẳng quần áo:

a) Áo quần được may bằng vải tơ tằm, vải lanh, vải sợi bông, vải sợi nhân tạo (visco): đây là loại vải thường bị nhàu nhiều, nên em thường phơi bằng mắc áo, vuốt thật phẳng cổ áo, nẹp áo, thân áo (khi còn ướt), sau đó là/ ủi phẳng sau đó mới treo vào tủ.

Nếu không có điều kiện là thường xuyên thì mỗi khi phơi khô xong em sẽ treo áo, quần bằng mắc áo hoặc vuốt phẳng sau đó gấp gọn và để vào tủ.

b) Quần áo may bằng vải sợi pha: Đây là loại vải ít bị nhàu vì vậy cách phơi giống với loại vải sợi thiên nhiên, thỉnh thoảng mới là một lần để giữ nếp của quần áo.

c) Quần áo may bằng vải sợi tổng hợp: Đây là loại vải không dễ bị nhàu vì vậy không cần phải là. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng cần là (ở nhiệt độ thích hợp) để tránh bị ngấn nếp vải khi sử dụng.

Bài 4.15 (trang 17 SBT Công nghệ 6): Những kí hiệu giặt, là dưới đây có ý nghĩa gì? Hãy ghi câu trả lời vào cột ý nghĩa của kí hiệu hướng dẫn giặt, là, tẩy sản phẩm.


Đáp án:

Ý nghĩa của các kí hiệu thường gặp hướng dẫn giặt, là và tẩy sản phẩm:

Bài 4.16 (trang 18 SBT Công nghệ 6): Trên 1 sản phẩm áo may sẵn có đính 2 nhãn mác với nội dung và kí hiệu như dưới đây:

Em hãy đọc tên cơ sở sản xuất, thành phần sợi dệt, tên vải, ưu điểm của loại vải may sản phẩm và ý nghĩa của những kí hiệu giặt là trên các mác nhãn đó.


Đáp án:

a) Nêu hành phần sợi dệt, tên cơ sở sản xuất và ưu điểm của loại vải may sản phẩm qua xem nhãn mác thứ nhất:

- Sản phẩm là của hãng Đông Xuân

- Thành phần sợi dệt là 65% cotton + 35% polyester, là vải sợi pha.

- Ưu điểm của loại vải sợi pha may sản phẩm: có ưu điểm của hai loại sợi thành phần là không bị nhàu của sợi tổng hợp (polyester) và thấm hút mồ hôi, mặc thoáng mát của sợi bông (cotton)

b) Ý nghĩa của các kí hiệu giặt, là:

- Giặt ở nhiệt độ không cao quá 30oC.

- Là ở nhiệt độ dưới 160oC.

- Được tẩy vết bẩn bằng hóa chất

- Giặt được bằng máy.