Bài 20: Thực hành - Trộn hỗn hợp nộm rau muống (trang 47 SBT Công nghệ 6)
Em hãy chuẩn bị các loại nguyên liệu sau đó làm theo hướng dẫn của giáo viên để chế biến các món nộm ngon, lành và sạch sẽ.
Dưới đây là một vài gợi ý thực hiện theo nhóm ở trên lớp. Mỗi một thành viên trong nhóm sẽ được phân công làm 1 công việc cụ thể.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Ví dụ:
Em hãy cùng các bạn trong nhóm chuẩn bị các loại nguyên liệu để làm món nộm (theo sự hướng dẫn của giáo viên từ cuối buổi học trước).
Nguyên liệu trộn nộm rất phong phú và đa dạng. Tùy theo từng địa phương và mùa vụ, các em có thể lựa chọn nguyên liệu để làm nộm như sau: rau muống (SGK, trang 93 – 94), cà rốt/ su hàođu đủ/ hoa chuối/ mít non/ ngó sen/ xoài/ rau câu…+ lạc (đậu phộng), vừng (mè), thịt, tôm, sứa…
2. Sơ chế nguyên liệu
- Loại bỏ phần già và không ăn được.
- Rửa sạch
- Làm giảm bớt mùi hăngm nồng của nguyên liệu thực vật (ngâm vào dấm đường, bóp muối…)
- Làm chín nguyên liệu: luộc thịt tôm sau đó cắt thái theo yêu cầu, rang vừng lạc sau đó giã nhỏ…
3. Chế biến
- Làm nước trộn nộm: theo hướng dẫn theo SGK (trang 94), có gia giảm tùy theo tập quán và khẩu vị của mỗi từng địa phương (miền Nam thường ăn ngọt hơn so với miền Bắc).
- Trộn hỗn hợp nguyên liệu thực vật và động vật: trộn đều tay, nhẹ nhàng để nước trộn và các nguyên liệu được thấm đều và không bị nát.
4. Trình bày
Em và các bạn trong nhóm sẽ lựa chọn cách trình bày món nộm theo sáng tạo của mình: cho hỗn hợp rau ra đĩa, chú ý phối hợp màu sắc của nguyên liệu sao cho đẹp mắt và hấp dẫn; trang trí bằng sản phẩm tỉa hoa từ cà chua, ớt, rau thơm…
5. Kết thúc thực hành
- Mỗi nhóm cử 1 bạn trình bày phần giới thiệu về thành phẩm của nhóm mình, tự nhận xét và đánh giá; các bạn khác thu dọn các dung cụ và làm vệ sinh…
- Giáo viên kiểm tra kết quả thành phẩm sau đó đưa ra nhận xét và chấm điểm.
Dưới đây là hình ảnh một vài món trộn hỗn hợp được trang trí bằng sản phẩm tỉa hoa (từ quả cà chua, ớt, đu đủ, rau thơm)
Ghi chú:
1. Những món trộn hỗn hợp thường có cách làm giống nhau.
2. Nguyên liệu động vật và một vài nguyên liệu thực vật đã được làm chín hoặc để làm giảm bớt vị hăng nồng của thực phẩm, cắt thái phù hợp, trộn chung cùng với rau củ, nước trộn (hỗn hợp gia vị gồm chanh, tỏi ớt, tiêu, nước mắm, giấm, đường… pha loãng).
3. Nếu ăn kiêng hoặc ăn chay, có thể thay thế thực phẩm đạm động vật bằng đạm thực vật, nước mắm có thể thay bằng nước tương.
4. Một vài trường hợp sử dụng quả, củ (các loại đậu hạt, trái cây…) và thịt nguội (xúc xích, thịt dăm bông, thịt xông khói…); có thể thay thế nước trộn gỏi/ nộm bằng xốt dầu trứng (sauce mayonnaise) tự làm hoặc mua sẵn trong các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm.
5. Trong phương pháp chế biến thực phẩm không dùng nhiệt, các món ăn chỉ khác nhau ở sử dụng nguyên liệu chính; hầu hết những nguyên liệu phụ hoặc nguyên liệu đi kèm thì đều giống nhau như rau gia vị/ rau thơm, nước trộn, gia vị nêm, nước chấm, tinh bột ăn kèm (bánh phồng tôm, bún…).
Vì vậy, các em cần phải nắm vững các nguyên tắc chung đã hướng dẫn trong sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên, các em hãy lựa chọn món phù hợp với điều kiện nguyên liệu hiện có tại địa phương để thực hiện.
Bài trước: Bài 19: Thực hành - Trộn dầu giấm rau xà lách (trang 46 SBT Công nghệ 6) Bài tiếp: Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (trang 48 SBT Công nghệ 6)