Bài 2: Lựa chọn trang phục (trang 9 SBT Công nghệ 6)
Bài 2.1 (trang 9 SBT Công nghệ 6): Hãy chọn những từ ngữ thích hợp trong các từ đã cho để điền vào chỗ chấm (…) trong đoạn văn dưới đây:
chủng loại, áo quần, vật dụng đi kèm, may mặc, đa dạng, sơmi
Trang phục bao gồm các loại (1)... và một vài (2)... như: mũ, giày, khăn quàng, tất, găng tay…. , trong đó áo quần là các loại vật dụng quan trọng nhất. Cùng với sự phát triển của sự phát triển của khoa học và công nghệ và sự phát triển của loài người, áo quần đang ngày càng trở nên (3)... phong phú về mẫu mã, kiểu mốt, (4)... để phục vụ nhu cầu (5)... của con người.
Đáp án:1 - áo quần
2 - vật dụng đi kèm
3 - đa dạng
4 - Chủng loại
5 - may mặc
Bài 2.2 trang 9 SBT Công nghệ 6: Người ta thường phân chia cá loại trang phục theo các tiêu chí nào?
A. Theo giới tính, thời tiết, công dụng, lứa tuổi.
B. Theo loại vải, lứa tuổi, giới tính.
C. Theo mùa, công dụng, lứa tuổi.
D. Theo giới tính, chức năng, màu sắc.
Lời giải:
Đáp án đúng: A
Bài 2.3 (trang 9 SBT Công nghệ 6): Trang phục có chức năng gì?
A. Bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác hại của môi trường.
B. Bảo vệ cơ thể để tránh thời tiết khắc nghiệt.
C. Làm đẹp cho con người trong tất cả các hoạt động.
D. Cả A và C.
Lời giải:
Đáp án đúng: D
Bài 2.4 (trang 10 SBT Công nghệ 6): Theo em, đối với học sinh Trung học cơ sở, mặc làm sao để đẹp?
A. Mặc các bộ áo quần mốt mới nhất.
B. Mặc những bộ áo quần đắt tiền kết hợp với phụ kiện quý hiếm.
C. Mặc áo quần giản dị, may khéo, phù hợp với lứa tuổi và vóc dáng.
D. Mặc quần áo may khéo, phù hợp với thời điểm sử dụng và lứa tuổi.
Lời giải:
Đáp án đúng: C
Bài 2.5 (trang 10 SBT Công nghệ 6): Khi đi cắm trại với lớp em mặc gì?
A. Mặc các bộ váy áo đẹp nhất, đi giày cao gót để nổi trội hơn so với các bạn.
B. Mặc vải pha, quần áo vải cotton, may rộng rãi để thoải mái hoạt động.
C. Mặc áo phông, quần jean, đi giày bata vừa đẹp vừa dễ dàng hoạt động.
D. B hoặc C, tùy điều kiện.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài 2.6 (trang 10 SBT Công nghệ 6): Khi đi thăm và tặng quà cho các trẻ em khuyết tật em sẽ mặc như thế nào?
A. Mặc đồng phục của trường hoặc trang phục giản dị, màu sắc trang nhã.
B. Mặc váy ngắn và đi giày cao gót.
C. Mặc quần áo đẹp, có màu sắc rực rỡ.
D. Mặc trang phục đắt tiền và đeo phụ kiện trang sức quý.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Bài 2.7 (trang 10 SBT Công nghệ 6): Vì sao cần phải chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng của cơ thể?
A. Làm tôn lên vẻ đẹp của người mặc.
B. Che khuất các khiếm điểm của cơ thể.
C. Thuận tiện cho người sử dụng.
D. A và B.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài 2.8 (trang 10 SBT Công nghệ 6): Đối với vóc dáng của những người béo, thấp/lùn nên chọn loại vải như thế nào để mang đến cảm giác gầy đi và cao lên?
A. Vải có màu tối, mặt vải phẳng, trơn hoặc mờ đục, kẻ sọc dọc hoặc hoa nhỏ.
B. Vải có màu sáng, mặt vải bóng láng, thô, xốp, hoa to.
C. Vải có màu tối, mặt vải bóng loáng, kẻ sọc dọc hoặc hoa nhỏ.
D. Vải có màu sáng, hoa nhỏ hoặc kẻ sọc ngang, mặt vải trơn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Bài 2.9 (trang 10 SBT Công nghệ 6): Đối với người có vóc dáng gầy nên chọn loại vải và hoa văn nào?
A. Vải có màu hồng nhạt, hoa văn lập thể to hoặc kẻ sọc ngang.
B. Vải có màu tối, mặt vải trơn phẳng, mờ đục, có hoa văn nhỏ hoặc kẻ sọc ngang.
C. Vải có màu sáng, mặt vải bóng loáng, thô, xốp, hoa văn to hoặc kẻ sọc ngang.
D. Vải có màu sáng, mặt vải bóng láng, hoa văn to hặc kẻ sọc dọc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bài 2.10 (trang 11 SBT Công nghệ 6): Chọn loại quần áo may sẵn cho em bé ở lứa tuổi mẫu giáo như thế nào?
A. Vải dệt kim, vải sợi bông.
B. Có màu sắc tươi sáng hoặc có hình vẽ ngộ nghĩnh sinh động.
C. Kiểu may đẹp nhưng đơn giản và rộng rãi.
D. Cả A, B và C.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài 2.11 (trang 11 SBT Công nghệ 6): Không nên sử dụng loại vải này để may quần áo cho các em bé tuổi mẫu giáo:
A. Vải sợi bông
B. Vải sợi tổng hợp
C. Vải sợi tơ tằm
D. Vải dệt kim.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bài 2.12 (trang 11 SBT Công nghệ 6): Lựa chọn trang phục hợp lí, cần phải:
A. Phù hợp với nước da và vóc dáng cơ thể
B. Phù hợp với điều kiện kinh tế và công việc
C. Phù hợp với công việc, vóc dáng, lứa tuổi và điều kiện kinh tế.
D. Phù hợp với vóc dáng co thể, điều kiện kinh tế.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bài 2.13 (trang 11 SBT Công nghệ 6): Chọn kiểu may cho người béo để tạo cảm giác gầy đi:
A. Kiểu may vừa ôm sát cơ thể, các đường nét chính dọc theo thân áo.
B. Kiểu thụng, đường nét ngang thân áo.
C. Kiểu có tay bồng, cầu vai
D. Kiểu may vừa ôm sát cơ thể, tay bồng, cổ có bèo.
Lời giải:
Đáp án A
Bài 2.14 (trang 11 SBT Công nghệ 6): Khi lựa chọn vật dụng đi kèm với các trang phục thì ta cần chú ý điều gì để vừa tiết kiệm vừa đẹp và tạo nên sự đồng bộ của trang phục?
A. Sự hài hòa về màu sắc và hình dáng với áo quần/váy.
B. Tương phản về hình dáng và màu sắc, tạo điểm nhấn cho trang phục.
C. Có hình dáng, màu sắc phù hợp với nhiều loại áo quần.
D. Mỗi bộ quần áo có 1 bộ vật dụng đi kèm riêng.
Lời giải:
Đáp án đúng là C
Bài 2.15 (trang 11 SBT Công nghệ 6): Hãy đánh dấu (x) vào cột Đ các câu mà em cho là đúng hoặc vào cột S các câu mà em cho là sai:
Nội dung | Đ | S |
1. Các loại trang phục bảo hộ lao động thường được may bằng loại vải sợi bông. | ||
2. Có thể giặt chung quần áo màu sáng với màu sẫm | ||
3. Quần màu xanh có thể phối hợp với đồ màu cam. | ||
4. Sử dụng trang phục hợp lí giúp người mặc luôn đẹp trong tất cả hoạt động |
Đáp án:
Nội dung | Đ | S |
1. Trang phục bảo hộ lao động thường được may bằng vải sợi bông. | x | |
2. Có thể giặt chung quần áo màu sẫm với màu sáng | x | |
3. Quần màu xanh có thể mặc phối hợp với màu cam. | x | |
4. Sử dụng trang phục hợp lí làm cho người mặc luôn đẹp trong mọi hoạt động | x |
Bài 2.16 (trang 12 SBT Công nghệ 6): Từ kiến thức đã được học em hãy nêu ý kiến của bản thân về cách lựa chọn kiểu may và loại vải cho từng dáng người dưới đây:
A. Người cân đối:.......................
B. Người cao, gầy:.......................
C. Người thấp, bé.....................
D. Người béo, lùn:......................
Đáp án:
Người cân đối: phù hợp với nhiều loại trang phục, cần chú ý việc lựa chọn hoa văn, màu sắc và kiểu may phù hợp với lứa tuổi.
B. Người cao, gầy: cần phải chọn cách may mặc làm sao để tạo được cảm giác đỡ gầy, đỡ cao và có vẻ béo ra. Ví dụ: vải có màu sáng, hoa văn to, chất liệu là vải thô xốp, kiểu tay bồng, có bèo – dún ở phần ngực.
C. Người thấp, bé: mặc vải có màu sáng, may vừa ôm sát người, tạo sự cân đối và tạo cảm giác hơi béo ra.
D. Người béo, lùn: vải có màu tối, vải trơn, hoa nhỏ, vải kẻ sọc dọc, kiểu may có đường nét dọc với theo thân áo.
Bài 2.17 (trang 12 SBT Công nghệ 6): Tại sao có thể nói “Trang phục thể hiện một phần nào đó cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người mặc”? Em hãy đưa thêm ví dụ minh họa phần giải thích của mình.
Đáp án:Có thể nói: “ Trang phục thể hiện một phần nào đó cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người mặc”:
a) Mỗi người đều có một cá tính riêng, từ đó mà cũng có cách ăn mặc khác nhau.
Ví dụ: Người có cá tính vui nhộn và ưa thích hoạt động thường mặc trang phục có màu sắc sặc sỡ, quần bò, áo phông …; người có cá tính trầm và ít nói thường mặc trang phục có gam màu trang nhã, kiểu may lịch sự.
b) Nghề nghiệp cũng đòi hỏi cách ăn mặc phù hợp.
Ví dụ: Nghề dạy học thì người giáo viên thường mặc những bộ trang phục nhã nhặn. lịch sự…
c) Cách mặc phần nào thể hiện trình độ văn hóa của người mặc. Nhìn vào 1 người thấy áo quần và giày dép rất chỉn chu, phẳng phiu, sạch sẽ, phối hợp trang phục cân đối, hợp lí, mặc trang phục phù hợp với thời điểm và công việc … ta có thể kết luận rằng người đó có trình độ văn hóa và có khiếu thẩm mĩ.
Mặc dù trong thực tế đời sống con người ngày càng nâng cao như hiện nay, nhiều người đều đã có thể tự sắm cho mình một vài bộ trang phục đẹp để mặc trong các ngày lễ, tết, cưới hỏi, hội nghị… Nhưng “ văn hóa mặc” mỗi người vẫn cần phải chú ý học hỏi và vận dụng để luôn đẹp trong cuộc sống đời thường.
Bài trước: Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc (trang 5 SBT Công nghệ 6) Bài tiếp: Bài 3: Thực hành - Lựa chọn trang phục (trang 12 SBT Công nghệ 6)