Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (trang 76 sgk Công nghệ 6)
Câu hỏi (trang 76 sgk Công nghệ 6): Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng. Vì sao?
Trả lời
- Một số loại thực phẩm dễ hư hỏng: rau, củ, thịt, cá tươi, quả, cơm, thực phẩm đóng hộp, …
- Nguyên nhân: là do không chế biến ngay lúc tươi, hoặc không được bảo quản tốt nên dễ bị ôi thiu, ươn, …
Câu hỏi (trang 78 sgk Công nghệ 6): Em hãy kể tên các loại thực phẩm mà gia đình em thường xuyên mua sắm?
Trả lời
- Thực phẩm tươi sống: cá, cua, thịt lợn, thịt gà, …
- Thực phẩm đóng hộp: thịt, cơm hộp, cá, …
Câu hỏi (trang 78 sgk Công nghệ 6): Thực phẩm thường được chế biến ở đâu?
Trả lời
Thực phẩm thường được chế biến ở trong nhà bếp.
Câu hỏi (trang 78 sgk Công nghệ 6): Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn thông qua con đường nào?
Trả lời
Vi khuẩn thường xâm nhập vào thức ăn thông qua quần áo, bếp, mặt bàn, giẻ lau, thớt, dao, …
Câu hỏi (trang 78 sgk Công nghệ 6): Cần phải bảo quản như thế nào đối với những loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm đã chế biến…
- Thực phẩm đóng hộp…
- Thực phẩm khô (đậu hạt, bột, gạo, …)?
Trả lời
- Thực phẩm đã được chế biến: nên cất đồ ăn vào tủ lạnh để bảo quản.
- Thực phẩm đóng hộp: cất vào tủ lạnh để bảo quản.
- Thực phẩm khô: đặt ở nơi cao ráo, khô thoáng, tránh chuột bọ.
Câu 1 (trang 80 sgk Công nghệ 6): Vì sao cần phải giữ vệ sinh thực phẩm?
Trả lời
Phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì khi ăn phải một món ăn đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, có thể dẫn tới ngộ độc thức ăn và gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, gây nguy hiểm tới người sử dụng.
Câu 2 (trang 80 sgk Công nghệ 6): Muốn đảm bảo được an toàn thực phẩm, cần lưu ý các yếu tố nào?
Trả lời
Muốn đảm bảo được an toàn thực phẩm, cần phải lưu ý các yếu tố:
- Đảm bảo được an toàn thực phẩm khi mua sắm.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.
Câu 3 (trang 80 sgk Công nghệ 6): Nêu một vài biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng?
Trả lời
Một vài biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường áp dụng:
- Không dùng những loại thực phẩm có chất độc: khoai tây mọc mầm, cá nóc, …
- Không dùng những loại thức ăn đã bị biến chất hoặc đã bị nhiễm các chất hóa học, …
- Không sử dụng các đồ hộp quá hạn sử dụng, hộp bị phồng.
Câu 4 (trang 80 sgk Công nghệ 6): Em phải làm gì khi phát hiện:
a) 1 con ruồi trong bát canh?
b) 1 con ruồi trong túi bột?
Trả lời
a) Em nên bỏ bát canh đi không dùng nữa vì chân con ruồi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn.
b) Em có thể lấy thìa xúc một phần bột có con ruồi rồi bỏ đi và có thể sử dụng phần còn lại.
Bài trước: Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lí (trang 67 sgk Công nghệ 6) Bài tiếp: Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (trang 82 sgk Công nghệ 6)